Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

MACLE-HOMAO: CAC SACH LUOC LAM CHO DAN SO HAI SUOT DOI

CONG SAN DUNG THU DOAN LUA BIP, HAM DOA, SACH NHIEU, AM SAT...DE GAY SO HAI, BUOC PHUC TUNG

Chúng ta coi trọng nỗi sợ hãi hơn những nhu cầu cho ngôn ngữ và xác định riêng cho mình vì đã sống quá quen với nó (một nền văn hóa sợ hãi), và trong khi im lặng chờ đợi lòng dũng cảm quá xa xỉ cuối cùng rồi cũng đến với mình thì sức nặng của nỗi câm lặng sẽ đè chúng ta chết ngạt.
Audre Lorde, Sister Outsider (40-44)
Gần đây có nhiều bài viết bàn về cái sợ. Giới phó thường dân như tôi thì quá quen thuộc với nó. Sợ đủ mọi chuyện, mọi chỗ, mọi ngày.
Ai ai cũng nghĩ sợ là bản năng sinh tồn (survival instinct) của mọi sinh vật. Charles Robert Darwin thì đã từng cho rằng sự sinh tồn thuộc về con thú mạnh với thể chất tối ưu (survival of the fittest) là một luật tiến hóa của tự nhiên. Để sinh tồn thì ai cũng cần phải biết thích nghi với luật tự nhiên này. Trong cùng một loài thì con bé bao giờ cũng sợ con lớn. Cá bé hay sợ cá lớn vì vốn dĩ “cá lớn nuốt cá bé”. Không mạnh đủ thì sẽ sợ mà chạy trốn trước. Con thú bé (yếu) dĩ nhiên co giò chạy trước so với con thú lớn (mạnh) hơn, ngoại trừ khi con thú nhỏ này qua quá trình tiến hóa đã phát triển được các khả năng tấn công lại hoặc kỹ năng phòng vệ khác.
Sợ trong bản năng sinh tồn là yếu tố thuận lợi.
Thứ đến, sợ là một phản ứng có điều kiện mang yếu tố tâm lý. Nỗi sợ trở thành một phản xạ tự nhiên không riêng xảy đến với cá nhân mà còn ở tầng lớp tập thể, cộng đồng, và dân tộc. Ở mỗi cá nhân, sợ trở thành quen thuộc được coi như hơi thở trong cuộc sống do học hỏi từ xã hội nhiều hơn kinh nghiệm bản thân. Ở tầng lớp tập thể và cộng đồng, sợ trở thành quen thuộc qua học hỏi trao đổi ở sinh hoạt địa phương. Ở tầm vóc quốc gia, sợ trở thành quen thuộc như cơm bữa sau nhiều năm tiếp cận với các vận động tuyên truyền trong các lãnh vực văn hoá, chính trị, và lịch sử mang vẻ trau chuốt mỹ miều và tính lô-gíc bề ngoài. Cái sợ của mỗi cá nhân do đó thành kết quả tích tụ của ba tầng sợ hãi: cá nhân, cộng đồng, và quốc gia.
Sợ trong phản ứng có điều kiện là yếu tố bất lợi.
Không có ai mà không sợ gì cả. Khi người ta nói “có những người không biết sợ” thì thực ra người ta ám chỉ rằng những người đó đã vượt qua nỗi sợ trên một lãnh vực nào đó. Vì những anh hùng không sợ chết thật ra là những người vẫn biết sợ cái chết, nhưng chấp nhận chuyện trao đổi mạng sống mình cho một điều gì đó lớn hơn (cho chân lý, vì tổ quốc), hoặc trao đổi mạng sống mình thay vì phải sống mãi với một nỗi sợ lớn hơn (sợ sống nhục, sống hèn).
Phó thường dân là những người sống lẩn quẩn trong ba tầng sợ hãi. Họ có thể vượt qua được những sợ hãi riêng cá nhân hoặc tập thể cục bộ nhưng thật khó thoát khỏi cái sợ lớn xuất phát từ và của cả một dân tộc.
Chẳng hạn bản thân cá nhân phó thường dân trong phạm vi gia đình có thể sợ vợ, tuy nhiên sống với sợ (vợ) lâu ngày cũng dần dà trong sáng tạo tự trọng để biết cách uyển chuyển đối phó và vượt qua nỗi sợ “bà”. Phó thường dân sống nhiều năm ở tỉnh lẻ dạt lên thị thành có thể cũng có nhiều nỗi sợ (vô lối): sợ lạc đường, sợ bị gạt, sợ bị dụ dỗ, sợ bị chê cười kiểu “le nhaque”. Ngay ở quê thì đã phải sống trong nhan nhãn sợ hãi vì “chuyện thường ngày ở huyện”. Điển hình nhất là sợ công an, sợ quan quyền, sợ đảng bộ, và sợ hơn cả là cái thằng “cơ chế”. Công an, quan quyền, đảng thì còn có mặt có tên có thực thể chứ cái thằng cơ chế thì chẳng biết hình dạng mặt mũi nó ra sao, hay ở đâu. Vô hình, vô dạng nhưng lúc nào nó cũng lù lù bất thần làm kỳ đà cản mũi “làm việc” và “làm luật” ở khắp mọi nơi.
Dân tộc Việt Nam vừa thoát ra khỏi gông cùm nô lệ thực dân chưa đủ thời gian và cơ hội giúp cho tâm thức được giải thực thì lại vướng vào còng nô lệ “chuyên chính vô sản” của Đảng toàn trị CSVN. Từ chỗ sợ ông Tây thực dân chuyển sang sợ “ông” cán bộ. Qua cải cách ruộng đất hằng hà sa số các địa chủ, tiểu nông, tư sản, thương gia, trí thức tất tật trở thành phó thường dân. Chỉ còn mỗi giai cấp nông dân được đi tàu bay giấy phong cho làm chủ tập thể các hợp tác xã, gõ kẻng đi làm công nhật. Riêng cán bộ là đầy tớ nhân dân nên đi đến đâu cũng phải được cung phụng. Một giai cấp “đầy tớ nhân dân” được sinh sản bỏi Đảng chuyên chính vô sản để thừa hưởng bổng lộc thống trị.
Đảng buộc mọi người dân tuân thủ “xếp hàng cả ngày” để tiến lên (xếp hàng cả ngày thì có nhúc nhích được bao nhiêu mà tiến lên?) thiên đường cộng sản. Mọi thứ đều được phân phối qua tem phiếu theo “tiêu chuẩn”. Phó thường dân, thành phần “có vấn đề”, thì sẽ được gạn lọc cho hoặc ở ngoài biên chế, hoặc nằm ở tiêu chuẩn đầu cá, đuôi tôm. Sự gạn lọc dựa tiêu chuẩn tạo nên nỗi sợ ĐÓI. Mà đã đói thì cái đầu lú la, lú lẫn, chẳng suy nghĩ được điều gì khác ngoài việc hướng tới làm thế nào để kiếm ra miếng ăn.
Tiến đến thời kỳ “đổi mới” và “kinh tế thị trường” thì có đúng là người dân hẵn đã thoát ra nỗi sợ đói? Họ được “cởi trói” không lệ thuộc vào hợp tác xã, vào chế độ biên chế nhưng phải chăng họ đã thoát hẳn ra cái cơ chế “định hướng xã hội chủ nghĩa” lăng quăng luồn mình vào tư bản đỏ hoang dã? Nỗi sợ ĐÓI được thay thế bằng nỗi sợ bất an về VIỆC LÀM. Những người cửu vạn, ô sin, những người làm cơ xưởng luôn luôn chịu áp lực bị mất việc (unemployment) và thiếu việc (under-employment). Những nô-lệ-thời-hiện-đại (modern-day slaves) này không được bảo vệ qua cơ chế công đoàn độc lập/tự do hoặc chính sách bảo hiểm lao động. Thu nhập lương bổng giới hạn của họ không chạy theo kịp lạm phát phi mã, giá cả hàng tiêu thụ tăng chóng mặt, cũng như các phí tổn giáo dục, y tế, và nhà cửa căn bản.
Đảng đòi hỏi cá nhân phải “đấu tranh tư tưởng” (tự tẩy não), tự kiểm điểm (tự dối trá, tự nhục hình)
[1], tự động khai báo lí lịch (phân biệt giai cấp). Cùng lúc thì Đảng xây dựng tổ chức cơ quan công an, an ninh mật vụ làm tay sai và công cụ để Đảng tiện áp chế người dân và nhất là lớp phó thường dân. Đảng sử dụng những hình thức nô dịch hoá con người này để tạo nên những nô lệ biết sợ và biết phục tùng. Đảng o ép những phó thường dân đã nhỏ bé này ngày càng teo lại đến độ họ không còn ứng xử bình thường với chút tự trọng bình thường. Dần dà lâu ngày tâm thức những con người này trở thành dị dạng. Họ không thể làm người tử tế trong một xã hội vô nhân đạo, xã hội của những tên đạo đức giả (đạo đức nô lệ tinh thần HCM), của những con ông cháu cha ăn trên ngồi trốc.
Đảng đặt các cơ cấu nhà nước dưới sự “chỉ đạo” của bộ chính trị và trung ương Đảng. Tất cả mọi cơ cấu ở trong tình trạng án binh bất động nếu chưa có sự “chỉ đạo”, và ngược lại họ có thể làm tất cả mọi điều bất kể luật lệ khi đã được lệnh “miệng”. Họ chỉ sợ bị mất “ghế” chứ không hề sợ luật pháp. Câu nói đầu môi “Luật là tao” và đám phó thường dân mày thì phải sợ tao. Thế nên cả nước đều sợ bị “làm luật” trong khi thiểu số con ông cháu cha thì luôn bất chấp luật pháp. Những người “làm luật” là những người vi phạm và chà đạp luật pháp hơn ai hết.
Tất cả những móc xích nỗi sợ này sau khi thuần quen với chuyển động cơ của chính sách nô dịch đặt để lên người dân đã tạo vết ấn tâm thức nô lệ, ăn mày. Người dân trở thành người nô lệ cho đám nội-thực-dân Đảng CSVN.

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

LUAT PHAP VIET CONG :VO VIT, BIP BOM, XAO TRA, CHUNG NO CHI XAI LUAT RUNG

Điều 4 trong bản “Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992” (Nxb Chính trị Quốc gia-2005-Bản sửa đổi), có đoạn viết như sau: “Đảng Cộng Sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Điều 4 này mâu thuẫn và chống lại Điều 2, Điều 3, Điều 8, Điều 15, Điều 16, Điều 21, Điều 83… của chính bản Hiến pháp. Chúng tôi sẽ lần lượt chứng minh.
Điều 2 của bản Hiến pháp có đoạn viết như sau : “Nhà nước CHXHCN VN là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Theo Điều 2 này khẳng định nước CHXHCNVN là một nước dân chủ. Bởi Điều 2 nhắc lại định nghĩa của Ngài Abraham Lincoln (1809-1865) –vị anh hùng giải phóng nô lệ, vị tổng thống thứ 16 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, thần tượng của Karl Marx, được Marx tôn làm biểu tượng của Tự do– định nghĩa về một quốc gia dân chủ như sau : “Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà chính quyền của dân, do dân, vì dân !”.
Như vậy, khi Điều 4 khẳng định: “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, tức là nước CHXHCNVN theo một chế độ Đảng trị = Đảng chủ, hoàn toàn chống lại Điều 2 : khẳng định nước CHXHCNVN là một nhà nước Dân trị = Dân chủ ! Như vậy, nếu căn cứ vào Điều 2, thì Điều 4 là vi hiến và ngược lại; nhưng Điều 2 có trước Điều 4, nên ta có thể coi Điều 4 là điều vi hiến được chăng ?
Điều 83 của Hiến pháp có đoạn viết như sau : “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp…”. Như vậy, Điều 2 và Điều 83 cùng khẳng định quyền tối thượng của nước CHXHCNVN thuộc về nhân dân chứ không thuộc về Đảng CSVN như Điều 4 đã quy định Đảng CSVN nắm quyền tuyệt đối : “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” . Xã hội là toàn bộ đời sống văn hoá, chính trị, kinh tế, pháp luật, thể chế, lịch sử, tôn giáo… của con người trong một quốc gia. Tức là Điều 4 quy định Đảng CSVN là chủ nhân ông của đất nước và dân tộc Việt Nam, là ông vua của các vua, chúa của các chúa. Nhưng oái oăm thay, ở Điều 2 và Điều 83, bản Hiến pháp năm 1992 lại khẳng định Nhân Dân là chủ nhân ông của đất nước và dân tộc, nắm quyền tối thượng quốc gia, y hệt các nhà nước dân chủ khác trên thế giới vậy (Thế giới ngày nay có chừng 95% số quốc gia theo chế độ dân chủ đại nghị) ! Do đó, cứ theo Điều 4, Điều 2, Điều 83, thì nước Việt Nam ta có hai “vua” : “Vua Đảng CSVN” và “Vua Nhân Dân” ư ? Nếu lấy hai chọi một, thì Điều 4 là thiểu số phải bị coi là vi hiến trước Điều 2 và Điều 83 đa số ! Chưa hết, ngay cả ở Điều 3 trong bản Hiến pháp 1992 cũng hàm chứa yếu tố chống lại Điều 4. Điều 3 có đoạn viết như sau : “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân”. “Quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân” nghĩa là nhân dân làm chủ tất tần tật mọi sinh hoạt xã hội từ chính trị, văn hoá xã hội, thể chế, luật pháp, lịch sử… của nước Việt Nam. Mệnh đề này của Điều 3 trong Hiến pháp phủ nhận Điều 4 ! Như vậy, Điều 3 đã về hùa với các Điều 2 và Điều 83 cùng xóa bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp !
Mệnh đề thứ 2 của Điều 3 viết như sau : “…Thực hiện mục tiêu : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc…”. Chính Điều 3 trong Hiến pháp đã xác định xã hội Việt Nam là một xã hội công bằng, tự do. Tự do và Công bằng xã hội là mọi công dân đều bình đẳng, không ai nhảy ra sai khiến (lãnh đạo) ai mà không được sự đồng ý của người bị sai khiến (bị lãnh đạo). Đảng CSVN chỉ là một nhóm người rất thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam (hơn hai triệu đảng viên CS trong khi đó có hơn 80 triệu người dân ngoài đảng). Vậy thiểu số kia muốn cai trị (lãnh đạo) đa số này phải hỏi ý kiến xem 80 triệu dân có đồng ý (cho phép) Đảng CSVN cai trị đại đa số nhân dân VN hay không!
Nghe câu hỏi này, Đảng CSVN bèn bảo : –Quốc hội nước CHXH CNVN đã bỏ phiếu xác định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng CS thì không phải là toàn dân đồng thuận là gì ? Vâng, đấy chỉ là sự đồng thuận hình thức, đồng thuận ảo, đồng thuận giả tạo ! Vì trong Quốc hội có đến hơn 95% đại biểu là đảng viên CS, thì Quốc hội thực chất chỉ là Quốc hội của Đảng CS mà thôi ! Với phương châm bầu cử : “Đảng cử, Dân bầu” của Đảng CS, thì người dân (hơn 80 triệu) đã bị tước quyền ứng cử và bầu cử. Khi Nhân Dân mất quyền “cử” thì chữ “bầu” cũng thành vô nghĩa, thành trò hề ! Do đó, mọi cuộc bầu bán do Đảng CS tổ chức để hình thành Quốc hội đều chỉ là hình thức, là trò ảo thuật kiểu Đảng CS vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa lĩnh thưởng mà thôi ! Bầu cử Quốc hội mà Đảng CS toàn cử người của mình ra ứng cử, rồi bắt dân chỉ được quyền “Bầu”, không được quyền “Cử”, Dân không được quyền kiểm phiếu… thì cái Quốc hội kia chỉ là Quốc hội của Đảng chứ nào đâu còn là Quốc hội của Dân ? Do đó, chính Đảng CSVN đã vi phạm Điều 3 của Hiến pháp là không tôn trọng hai chữ : Tự do – Bình đẳng (Công bằng) ! Như vậy, Điều 3 trong Hiến pháp đã phủ nhận chính Điều 4 vậy!
Điều 8 trong bản Hiến pháp 1992 có đoạn viết như sau : “Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”. Điều 8 không cho phép ai (kể cả Đảng CS) được phép quan liêu, cửa quyền. Nhưng ở Điều 4, Đảng CSVN đã chứng tỏ sự quan liêu, cửa quyền của mình bằng cách tự cho mình quyền lãnh đạo tối thượng nhân dân Việt Nam trái với quy định ở Điều 2, Điều 3 và Điều 83. Do đó, Điều 8 cũng đã phủ nhận chính Điều 4.
Điều 15 trong bản Hiến pháp, có đoạn viết : “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng…”. Chính sự khẳng định nền kinh tế VN là nền kinh tế thị trường (khái niệm “định hướng XHCN” hoàn toàn vô nghĩa), chấp nhận nền kinh tế tư nhân tại VN nơi Điều 15 này đã phủ nhận Điều 4; vì Điều 4 ghi : “Đảng CSVN theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM”. Vì sao vậy ? Vì ai đã đọc Mác-Lênin, dù chỉ ở trình độ sơ cấp, cũng biết chủ nghĩa Mác-Lê phủ nhận kinh tế thị trường = tư bản, xóa bỏ sở hữu tư nhân. Có chủ nghĩa Mác-Lê thì không có kinh tế tư bản = kinh tế thị trường và sở hữu tư nhân và ngược lại ! Như vậy, Điều 15 đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại ! ?
Điều 17 trong bản Hiến pháp 1992 tiếp tục phủ nhận Điều 4 bằng cách nói rõ hơn sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam như sau : “Phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…”. Chính sự khẳng định Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Điều 17 này đã giết chết chủ nghĩa Mác-Lênin là tôn giáo và cương lĩnh của Đảng như Điều 4 đã quy định. Vậy, Điều 17 này đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại ?
Điều 21 trong bản Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản chủ nghĩa, như có đoạn viết sau : “Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động…”. Mục đích của chủ nghĩa Mác-Lênin là chôn chủ nghĩa tư bản. Sao Đảng CSVN ghi trong Điều 4 Hiến pháp “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội… theo chủ nghĩa Mác-Lênin” lại phát triển kinh tế tư bản ? Hóa ra, bằng cách đề ra bốn Điều : 15, 16,17, 21 trong Hiến pháp 1992 là xây dựng nền kinh tế tư bản trên đất nước Việt Nam, Đảng CSVN đã làm ngược lại 180 độ chủ nghĩa Mác–Lênin; cũng có nghĩa là chính Đảng CSVN không chôn tư bản như nguyên lý Mác-Lênin đã dạy, mà ngược lại còn đi xây dựng tư bản chủ nghĩa. Như vậy, có phải chính là Đảng CSVN đã ngầm xóa bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp ?
Tựu trung, Điều 4 trong Hiến pháp 1992 (bản sửa đổi) đã xóa bỏ các Điều 2,3,8,15,16,21,83… của chính bản Hiến pháp, cũng là xóa bỏ nền tảng của Hiến pháp vậy ! Muốn bản Hiến pháp không bị vô hiệu hoá vì sự thậm vô lý (ngược đời), cần phải xóa bỏ Điều 4 .
Trần Mạnh Hảo

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

SACH LUOC CONG SAN: LUA BIP VA LOI DUNG

VIET CONG BAM VAO DAN VA HUT MAU NHU LOAI QUY DO
Thưa diễn đàn
Từ trước đến nay bất cứ đảng CS nào trên thế giới này đều lấy quần chúng làm đối tượng ưu tiên cho chúng và CSVN không đi khỏi chủ trương này .
Quần chúng tức là nhân dân hay nói chung là khối toàn dân mà theo định nghĩa của chủ nghĩa CS là các giai cấp trí thức công nhân nông dân thương nhân địa chủ dân tộc v.v. Đó là nguồn lực vô tận cho đảng Cộng đi đến thành công "mục đích " của chúng :ĐƯA ĐẢNG CỘNG SẢN LÊN VỊ TRÍ THỐNG TRỊ NHÀ NƯỚC THỐNG TRỊ XÃ HỘI mà thực tế hiện nay trong phạm vi lớn là thế giới và nhỏ hẹp là VN đã quá rõ ràng chúng ta không cần tốn thêm lời nói nữa.
Chỉ đáng tội là khối quần chúng nhân dân VN chúng ta non thế kỷ nay bị CSVN thay phiên nhau lừa phỉnh hết đợt này đến keo khác, hi sinh biết bao nhiêu xương máu để đưa chúng đạt được mục đích tối ư xảo quyệt của chúng như đã thưa trên.
Và cuối cùng toàn bộ dân tộc VN đã bị đánh lừa. Trong đó có nhiều thanh niên nam nữ nước VN vì lòng yêu nước quá nhiệt thành nhưng vì khách quan lịch sử môt nước VN thuộc địa cùng non dạ từng bi CS lợi dụng lòng yêu nước chân thành này . Họ đã hi sinh biết bao quãng đời thanh niên cống hiến cho thứ chủ thuyết tà mị đó nhưng đến lúc nhắm mắt tàn hơi có người vẫn tin là chủ thuyết họ đi theo là "đúng " họ vẫn cho "đảng không sai chỉ cá nhân bị thoái hóa biến chất là sai " thôi. Cũng có nhiều thành phần trong đảng sau ngày chiều xế bóng đã nhìn ra chân tướng đểu cáng của đảng Cộng họ quyết chống đối lại nhưng lại mất hết thế lực tay trắng hoàn toàn tay trắng?
Từ lúc manh nha cho đến lúc thống lĩnh đựơc chính quyền CSVN không bao giờ lơi lỏng phong trào quần chúng vì tự thân chúng hiểu sức mạnh của khối dân tộc, sức lực tiềm tàng vô giới hạn từ quần chúng nên CS lúc nào cũng thâm nhập tiềm ần sâu trong quần chúng. Vì CS đi lên từ sức mạnh quần chúng thì ngược lại chúng tự biết cùng e dè canh chừng quần chúng đó là lý do CSVN phải phá cho được những tổ chức những hội đoàn nào hay tập thể nào có tính chống lại đảng Cộng.
Đối với con mắt "cú vọ " của đảng Cộng những tập thể nào trong dân có ảnh hưởng sâu rộng dễ dàng gây ra thanh thế thì tất nhiên là điều "kỵ húy " với chúng ngoại trừ những cá nhân sức chống đối riêng lẻ không ảnh hưởng sâu rộng trong DÂN thì chúng để vậy vừa làm bình phong cho cái dân chủ giả hiệu quốc tế vừa làm "mồi sinh lợi" ra thêm như thế chúng có thể tạm để yên nhưng luôn theo dõi .
Chúng ta lấy ví dụ :Khối Phật giáo Thống nhất , Hòa hảo,Cao đài ,Tin lành các tập thể dân oan khi đã thành "đoàn thể", tập thể tăng chúng Bát Nhã có sự liên kết cùng niềm tin chặt chẽ với nhau, sự kiện quần chúng Công giáo đấu tranh Thái Hà , Tam Tòa, Phát Diệm, các tổ chức chính trị như 8406 hay ngay cả tập thể các luật sư tại VN tranh đấu cho dân quyền cùng quyền lợi dân oan là điều CSVN phải ra tay tiêu diệt cho kỳ được trước khi các khối quần chúng nhỏ bé đó có điều kiện nhân rộng lên thành phong trào rộng rãi hơn .
Nói sao đi nữa Đảng Cộng sản dù hình thức nào nó vẫn tìm mọi ngõ ngách luồn sâu "ếm kỷ " trong "lòng quần chúng " hòng ra tay tiêu diệt ngay từ "trong trứng nước " phong trào nào manh nha phản kháng. Khi Liên hệ CÁ NƯỚC Đảng và Quần Chúng là quy tắc chủ chốt là điều SINH TỬ là TIÊN ĐỀ từng đưa ý đồ thống trị của đảng CSVN lên ngôi, đã là thế thì tập thể người VN tỵ nạn CS hải ngoại không thể nào thoát ra khỏi tầm tay hay nói khác đi là nanh vuốt của chúng.
Đó là tại sao sao đảng CSVN phải gài người cho được ra hải ngoại với mọi hình thức kể từ những ngày đầu 1975 hay ngay cả sứ mạng của các tòa đại sứ VC trước đây phải "nắm" cho được thành phần du học trứơc 1975 của sinh viên VN hai miền mà cái chết SV khuynh tả Nguyễn thái Bình là 1 ví dụ và đó là tại sao môt số trí thức hải ngoại đi trứớc 75 vẫn còn ý thức khuynh tả?
Và sau khi phong trào vượt biên ố ạt cuối thập niên 70 trong thập niên 80 và sau này phong trào kết hôn du học thì chính sách gài người lại được thuận lợi hơn nữa.
Ngày 26 tháng 3 2004 Bộ Chính Trị CSVN đã chính thức ra nghị quyết số 36-NQ/TƯ nhằm nắm cho được khối QUẦN CHÚNG HẢI NGOẠI dù với nhiều lý do, dù vì bao nguồn lợi ,nhưng tất cả nó nằm trong phạm trù ĐẢNG VÀ QUẦN CHÚNG . Có dân là có "đảng đi theo" muốn con cá nó chết thì phải tách con cá(CS) ra khỏi nước tức là DÂN. Điều này từng chứng minh khi QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC trong thời Đệ I Cộng Hòa thành hình, bọn Mặt Trận GPMN bao phen thất điên bát đảo vì VC nó bị lôi ra khỏi dân, ra khỏi từng luỹ tre làng VN.
Cho nên chiến thuật nằm vùng CSVN ưu tiên hàng đầu kể cả sau hiệp định Geneve VM tập kết ra Bắc, bọn VC nằm vùng gài lại miền Nạm Sau tháng Tư Đen 1975 dù người VN Tỵ Nan CS hải ngoại, có đi tận chân trời góc bể bọn nằm vùng khi nào cũng "kiếm cách" đi theo bằng nhiều mánh khóe.
Đồng bào chúng ta đa phần hời hợt vô tâm khó nhìn ra chân tướng bọn CS nằm vùng vì chúng rất khéo ngụy trang dưới nhiều hình thức. Nếu biết "tương kế tựu kế " đợi khi chúng "chủ quan đắc thắng" lộ diện dần hồi chúng ta cũng có thể lôi ra ánh sáng từng "mẻ " lớn bọn CS nằm vùng này.
Bởi vì vô tâm hời hợt nên khi nhìn các ca sĩ từ VN qua Mỹ hát thì họ cho "đi hát thôi " họ đâu biết rằng mọi công việc đối với CS đều có thâm ý đi cùng . Chúng ta hãy xét lại tại sao một cán bộ hăng hái trẻ tuổi như Đàm v Hưng lại xuất ngoại nhiều thế kia. Tại sao các buổi làm ăn "lời ăn lỗ chịu " sao tòa Lãnh Sự San Francisco phải ưu tiên chu cấp mọi chi phí cho các du sinh đi bằng xe buýt đưa đón có nơi ăn chốn ở "đi xem " cho kỳ được dù tốn kém bao nhiêu? Tại sao các bầu sô không bao giờ "chết" vì lỗ lã? Tất cả mọi vấn đề đều từ chủ trương của CSVN : THỐNG TRỊ KHỐI QUẦN CHÚNG HẢI NGOẠI dù lai lịch họ là Tỵ nạn chính trị hay không chính trị CSVN vẫn "chiếm lĩnh" cho kỳ được.
Chung quy lại "QUẦN CHÚNG ĐI ĐÂU ĐẢNG THEO ĐÓ " dù quần chúng hải ngoại này là kẻ thù của CSVN chăng nữa ! VC nhất là VC nằm vùng chúng theo dân như bóng với hình là mục tiêu của Đảng CSVN và cái bóng ma VC cứ lởn vởn quanh chúng ta như con cá cứ tìm nước chui vào.
Đồng bào tỵ nạn CS hải ngoại những ngày tháng căng thẳng này nếu không còn tĩnh trí tìm ra quyết định dứt khoát cho mình , còn cầu an vì việc riêng từ bỏ lý tưởng chung thì tương lai không xa nếu có UẤT ỨC vì phải SỐNG CHUNG với "loài QUỶ ĐỎ đang trá hình cùng chúng ta "đội trời tự do chung !" hay chúng công khai thách thức ngay tại đây, xứ tự do hải ngoại thì chắc hẳn phải ĐẤM NGỰC TRÁCH MÌNH trước thôi.
Xin chào diễn đàn,
Xuan Khe

Thứ Hai, 5 tháng 7, 2010

SACH LUOC CAI TRI: NOI BO DANG VIET CONG PHAI DAU DA NHAU DE GAY SO HAI TAP THE

Chủ nghĩa xã hội đưa đất nước đến khốn cùng thì đảng tìm đến cái phao cứu sinh là kinh tế thị trường! Uy tín của đảng khốn cùng thì đảng tìm đến cái phao cứu sinh là tấm gương MA QUAI Hồ Chí Minh. Kinh tế thị trường có thể cứu được đất nước khỏi suy sụp nhưng tấm gương MA QUAI Hồ Chí Minh không cứu được uy tín của đảng vì từ lâu đảng và với những đảng viên tham nhũng rộng khắp như hiện nay thì cuộc học tập tư tưởng đạo đức giả dối Hồ Chí Minh .
Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng. Đảng đã quá quen nghe những lời tung hô, tụng ca. Cấp trên chỉ quen chỉ thị, dạy bảo. Cấp dưới chỉ được vâng dạ chấp hành. Phê bình dau to nhau de gay hiem khich trong đảng chỉ là: Đồngchí còn thiếu sâu sát, tính tình còn nóng nảy, vân vân: TO CAO, DAU TO ! Chỉ dám phê bình cá nhân với những khuyết điểm dễ chấp nhận, vô thưởng vô phạt, không ai dám đả động đến chủ trương, đường lối của đảng! Không ai dám phê bình hành xử của cấp trên de thu toi, chung to su so hai kinh nien cua minh. Nay một đảng viên thường như tôi lại dám phê phán đường lối, hành xử của đảng trung ương VI TOI QUA NGU. Với tư duy xơ cứng, không vận động, không thức tỉnh, không tiếp nhận được hiện thực cuộc sống, chi bộ và đảng uỷ nơi tôi sinh họat không thấy bài viết của tôi là một nỗi niềm đau xót, một phản biện trung thực, một đóng góp xây dựng tuy gay gắt nhưng chân thành, dũng cảm, đúng sự thật, vô cùng cần thiết cho đảng. Trong đảng lại không có dân chủ, chi uỷ, chi bộ và đảng uỷ không thảo luận dân chủ với tôi về những vấn đề tôi nêu ra. Chỉ có một lần hỏi tôi đã gửi bài viết tới đâu rồi ban kiểm tra đảng uỷ độc đoán ra văn bản phê phán tôi, buộc tôi nhận khuyết điểm. Qua việc này tôi càng thấy rõ dân chủ trong đảng vô cùng hình thức, như tình trạng dân chủ trong xã hội ta hiện nay. Đảng viên chỉ được tụng niệm những điều từ trên dội xuống chứ không được suy nghĩ bằng cái đầu của mình. Ba triệu đảng viên nhưng chỉ suy nghĩ bằng mười lăm (15) bộ não không có gì là ưu tú của bộ Chính trị! Đảng viên chỉ được học nghị quyết của Trung ương chứ không được tham gia ý kiến với Trung ương! Kẻ sĩ sinh ra là để nói sự thật, nói lẽ phải, mang hiểu biết ra giúp đời. Nhưng dù là lẽ phải mà ngược với ý đảng thì kẻ sĩ nói ra lẽ phải cũng phải rước lấy tai họa! Đầu những năm sáu mươi thế kỉ hai mươi, đảng có chủ trương di dân miền xuôi lên miền núi phá rừng khai hoang. Tiến sĩ Thái Văn Trừng lên tiếng khuyên can không nên đưa người lên phá rừng đầu nguồn gây sói mòn đất đai, tăng nguy cơ lũ lụt thì vị tiến sĩ uyên bác đầu ngành lâm nghiệp liền được cho ngồi chơi xơi nước đến hết đời! Không còn nữa những bài báo viết về rừng đầy trí tuệ, đầy tâm huyết kí tên Thái Văn Trừng! Đảng thể hiện được sức mạnh quyền uy và càng tự tin nhưng đất nước thiệt thòi, nhân dân thiệt thòi!

Đảng đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích dân tộc, coi sự tồn tại của đảng cao hơn sự tồn tại của dân tộc thì đảng viên có chức quyền cũng đặt lợi ích của cá nhân họ, gia đình họ lên trên lợi ích của đảng. Họ dùng chức quyền để mưu cầu lợi ích cho cá nhân họ, gia đình họ trước đã. Vì thế những tiêu cực, bê bối, lình xình tràn lan khắp nơi. Tiêu cực ở khắp nơi, ở mọi cấp nên việc xử lí vụ tiêu cực nào cũng dây dưa kéo dài và không vụ tiêu cực nào được xử lí đến nơi đến chốn. Trong tình hình ấy, đảng lấy tiền thuế của dân để có kinh phí rầm rộ tổ chức học tập tư tưởng giả dối HCM suốt nhiều năm. In tranh ảnh, vẽ affiche, khẩu hiệu, xuất bản sách số lượng lớn. Họp hành, hội thảo liên miên. Sơ kết, tổng kết, tuyên dương, khen thưởng... Những việc đó đều phải tiêu tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân nhưng chỉ là những việc hình thức, phù phiếm, giả dối! Thật mỉa mai khi Bí thư tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn được ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động học tập đạo đức giả dốigiả dốigiả dối tuyên đương là cá nhân tiêu biểu xuất sắc về học tập đạo đức giả dối HCM thì nhiều trang mạng liền đăng lại những vụ tai tiếng xảy ra chưa lâu của Bí thư Hồ Xuân Mãn, trong đó có vụ cá nhân tiêu biểu xuất sắc về học tập đạo đức giả dối đã từng bị một cô tiếp viên nhà hàng tát vào mặt giữa bàn nhậu ở ngay mảnh đất cố đô Huế nơi ông trị nhậm! Cố tỏ ra cụôc vận động học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chó kết quả thiết thực, cụ thể thì lại càng lộ ra sự giả dối đau lòng!

Thấy rõ cuộc vận động rầm rộ, ồn ào này chỉ mang tính hình thức, không thật lòng, lại quá tốn kém tiền bạc của dân, tôi tham gia góp ý với đảng thì bị phê phán, bị buộc kiểm điểm nhận khuyết điểm! Sự trung thực, thẳng thắn thì không thể là khuyết điểm! Đảng không chấp nhận sự trung thực của tôi, không chấp nhận sự đóng góp chân thành của tôi thì tôi đành ra khỏi đảng để lòng trung thực không bị tổn thương, để tôi được yêu nước bằng trái tim của tôi và được suy nghĩ bằng cái đầu của tôi. Tôi đưa cho tổ chức đảng Thông báo từ bỏ đảng tịch đảng viên Cộng sản là tôi đã tự khai trừ tôi ra khỏi đảng.

Khi tôi đưa cho tổ chức đảng bài viết “Ăn mày dĩ vãng”… phân tích thấu đáo việc làm không thật lòng của đảng là tôi ở vị trí đảng viên đóng góp với đảng, một việc làm bình thường và cần thiết. Lúc đó tôi rất chờ những cuộc gặp với tổ chức đảng để nhìn nhận sự việc. Nhưng không có nếp sinh họat dân chủ trong đảng, đảng viên và tổ chức đảng cơ sở lại không có tư duy độc lập. Với họ, phàm là đảng cấp trên thì phải đúng! Cấp trung ương càng không thể sai! Tôi phê phán đảng cấp cao nhất là tôi không còn trung thành với đảng nữa. Tổ chức đảng không cần gặp tôi, lẳng lặng viết kết luận buộc tội tôi rồi gọi tôi đến nghe một bản luận tội nặng nề đầy áp đặt! Nhưng khi tôi đưa cho tổ chức đảng Thông báo từ bỏ đảng là tôi đã không còn là đảng viên nữa, mọi cuộc gặp của tôi với tổ chức đảng không còn cần thiết nữa, lúc đó tổ chức đảng lại nhiều lần mời tôi đến gặp! Một lề lối làm việc vừa thiếu dân chủ, vừa quá quan cách, nhiêu khê, hành chính. Và sự nhiêu khê hành chính ấy đã cho ra đời Quyết định khai trừ đảng đối với tôi sau khi tôi đã tự rút ra khỏi đảng hơn năm tháng trời!

Dù tôi đã ra khỏi đảng nhưng đảng vẫn giành cho đảng quyền khai trừ tôi. Nhận cái văn bản thể hiện cái quyền của đảng, trong tôi chợt có suy nghĩ xót xa về đảng: Đây là cái sai khai trừ cái đúng, cái giả dối khai trừ cái trung thực, cái vô cảm khai trừ cái mẫn cảm và những rôbốt khai trừ con người! Khi một con người, một tổ chức đang tha hoá thì sự khai trừ này diễn ra trong chính con người đó, tổ chức đó!

Còn nghĩ xót xa về đảng như vậy là tôi còn đau đáu với đảng lắm! Vì đảng đã là toàn bộ quãng đời làm việc, chiến đấu và cống hiến hết mình của tôi. Tôi viết những dòng này cũng là vì đảng, hoàn toàn không phải vì tôi.

Xin cảm ơn.


Phạm Đình Trọng
Nguồn: Blog Sóng Ý Thức

CONG SAN LA DUNG MOT NHOM BAO LUC DE CUONG DOAT VA GIET MOT NHOM KHAC YEU THE HON

Lời cuối với Đảng
Phạm Đình Trọng
“…Đảng đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích dân tộc, coi sự tồn tại của đảng cao hơn sự tồn tại của dân tộc thì đảng viên có chức quyền cũng đặt lợi ích của cá nhân họ, gia đình họ lên trên lợi ích của đảng. Họ dùng chức quyền để mưu cầu lợi ích cho cá nhân họ, gia đình họ trước đã…”

Thành phố Hồ ngày 27 tháng 4 năm 2010
gửi: NGUYỄN THỊ KIM HOÀNG, Bí thư quận uỷ Tân Bình, TPHCM

Đồng gửi:
NGUYỄN VĂN ĐUA, Phó Bí thư thành uỷ TPHCM

TÔ HUY RỨA, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương
Thứ hai ngày 23.11.2009, tôi đưa Thông báo từ bỏ đảng tịch đảng viên Cộng sản cho chi bộ. Hơn năm tháng sau, sáng ngày 26.04.2010, bí thư chi bộ Đặng Văn Quý thuộc đảng uỷ phường 15, quận Tân Bình, tpHCM đến nhà tôi giao quyết định khai trừ đảng đối với tôi. Quyết định do phó bí thư thường trực quận uỷ quận Tân Bình, tpHCM kí. Trong biên bản giao quyết định có phần dành cho người nhận quyết định ghi ý kiến. Tôi rất muốn có một số ý kiến nhưng vì tôi vừa có khách đến đang ngồi đợi, tôi đề nghị cho giữ lại biên bản để viết ý kiến rồi gửi lại bí thư Quý sau. Bí thư Quý nói rằng phải nộp biên bản cho đảng uỷ ngay. Tôi đành kí biên bản mà chưa kịp ghi ý kiến. Nay tôi có một số ý kiến về quyết định khai trừ đảng của quận uỷ Tân Bình đối với tôi. Để ngắn gọn, tôi sẽ không đề cập đến lí luận.

Chủ nghĩa Mác Lê nin là một lầm lẫn vĩ đại, khủng khiếp nhất trong lịch sử tư tưởng triết học loài người, đã đẩy loài người vào thảm họa lớn kéo dài gần suốt thế kỉ hai mươi, làm cho thế kỉ hai mươi trở thành thế kỉ đẫm máu nhất của lịch sử loài người. Tất cả những nước theo chủ nghĩa Mác Lê nin đều phải nhận những thảm họa vô cùng to lớn, dẫn đến cái chết thảm khốc của hơn một trăm triệu người!

Chủ nghĩa Mác Lê nin với học thuyết chuyên chính vô sản bạo liệt đã đưa đến cho nhân dân Việt Nam những thảm họa cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, xét lại chống đảng, cải tạo công thương nghiệp . . .

Chủ nghĩa Mác Lê nin với học thuyết chuyên chính vô sản bạo liệt đã xây dựng, hình thành lên bộ máy công cụ bạo lực đứng trên pháp luật, trấn áp, tước đoạt những quyền dân chủ cơ bản của người dân. Quyền ứng cử, bầu cử chỉ là hình thức. Người dân không được bộc lộ chính kiến khác với chính thống vì thế báo chí tư nhân không được phép tồn tại!

Chủ nghĩa Mác Lê nin với học thuyết chuyên chính vô sản bạo liệt, tư hữu tư liệu sản xuất bị xoá bỏ, quyền sản xuất kinh doanh cá thể, quyền tự do hoạt động mưu sinh chính đáng không được chấp nhận. Xã hội không còn bóng dáng người chủ thực sự. Kinh tế tập thể sản xuất xã hội chủ nghĩa đã biến cả xã hội thành những người làm thuê vô trách nhiệm, đẩy xã hội xuống đáy vực thẳm nghèo đói và bế tắc những năm tám mươi thế kỉ trước.

Ở bước đường cùng chủ nghĩa xã hội, buộc phải tìm lối thoát duy nhất là từ bỏ những nguyên lí hão huyền, sai lầm của chủ nghĩa Mác Lê nin, trở lại kinh tế thị trường tư bản, trả lại quyền tư hữu cho người dân, trả lại tư thế làm chủ cá thể cho những người biết sản xuất kinh doanh, biết làm cho đồng tiền sinh lời để họ trở thành động lực thúc đẩy cả nền kinh tế xã hội phát triển. Nhờ thế Việt Nam đã thoát khỏi vực thẳm, mở ra thời kì phát triển mới.

Chủ nghĩa Mác Lê nin, về lí luận đã được nhiều nhà tư tưởng hiện đại cả trên thế giới và Việt Nam chỉ ra những sai lầm, ấu trĩ, huyễn hoặc, về thực tiễn đã được cuộc sống thực trên phạm vi cả thế giới và thực tế Việt Nam chứng minh là thảm họa, bế tắc. Để tránh khỏi sụp đổ, Việt Nam đã thực sự chia tay chủ nghĩa Mác Lê nin, chia tay chế độ công hữu tư liệu sản xuất, nguyên lí cơ bản quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác Lê nin, trở về với tư hữu tư liệu sản xuất, trở về với dòng chảy tiến hoá tự nhiên của xã hội loài người là mọi cá thể được tự do mưu sinh lương thiện làm ra của cải xã hội, tạo ra kinh tế thị trường.

Nếu thẳng thắn công khai thừa nhận sự giã từ chủ nghĩa Mác Lê nin thì đảng Cộng sản, con đẻ của chủ nghĩa Mác Lê nin, không còn chỗ đứng, không còn vị thế độc tôn trong xã hội phi Mác xít. Vì thế, trong thực tế đời sống, đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn giã từ chủ nghĩa Mác Lê nin nhưng vẫn duy trì một xã hội Mác xít để duy trì chỗ đứng, duy trì vị thế độc tôn cho đảng Cộng sản, trong khẩu khí vẫn phải hùng hồn tuyên bố tiếp tục đi theo chủ nghĩa Mác Lê nin và trong đường lối kinh tế phải thòng thêm cái đuôi xã hội chủ nghĩa: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa! Thế là sự nguỵ trang đã hoàn hảo! Cả hệ thống tuyên truyền đông đảo, hùng hậu cứ việc tấu lên bài ca: Chủ nghĩa Mác Lê nin mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho chúng ta! Chủ nghĩa xã hội tươi đẹp là ước mơ ngàn đời của dân tộc ta! Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sáng tạo vĩ đại của đảng ta!

Nào, xin hãy nhận dạng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để xem thực chất mô hình đó là gì và vì sao có mô hình đó.

Kinh tế thị trường và xã hội chủ nghĩa, một loại hình kinh tế và một loại hình xã hội. Mỗi loại hình đều có mặt tốt, mặt xấu, mặt hay, mặt dở, đều có phần nhân văn và phần tàn bạo, có phần vì con người lại có phần chống con người! Nếu loại bỏ cái xấu, kết hợp những cái tốt của hai loại hình này lại để tạo ra mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì thật hồng phúc cho nhân dân Việt Nam. Nhưng thực tế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại là sự kết hợp ngược lại, sự kết hợp của những cái xấu!

Chủ nghĩa xã hội có hai bộ mặt, tốt và xấu, nhân văn và tàn bạo đối lập nhau rất rõ. Chủ nghĩa xã hội là một mô hình áp đặt, cưỡng bức, trái tự nhiên. Để áp đặt và duy trì được mô hình trái tự nhiên đó, chủ nghĩa xã hội phải xây dựng một hệ thống công cụ bạo lực đông đảo, mạnh mẽ và vô cùng hà khắc, bạo liệt, được lí luận về đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác Lê nin gọi là bạo lực chuyên chính vô sản. Bộ máy bạo lực chuyên chính vô sản không biết đến pháp luật, chỉ biết có đảng, thẳng tay trấn áp mọi tư tưởng, mọi tiếng nói khác biệt với đảng, tước đoạt những quyền dân chủ cơ bản của một xã hội văn minh, tạo ra một không khí căng thẳng không bình thường trong xã hội, là nỗi đe dọa thường trực với trí thức, với các hoạt động văn hoá tư tưởng! Nhưng chủ nghĩa xã hội còn có bộ mặt vô cùng đẹp đẽ, hấp dẫn, mang tính nhân văn cao cả. Đó là chính sách phúc lợi xã hội chủ nghĩa. Giáo dục, y tế miễn phí là một nét son rực rỡ, là một giá trị nhân văn mà chủ nghĩa xã hội để lại trong lịch sử và ngày nay vẫn đang là niềm tự hào chính đáng của nhà nước Cuba xã hội chủ nghĩa.

Nền sản xuất công nghiệp ra đời tạo ra hai thành quả. Thành quả sản phẩm hàng hoá dồi dào dẫn đến xuất hiện kinh tế thị trường. Thành quả văn hoá tinh thần tạo ra nền dân chủ tư sản. Nền dân chủ tư sản đã pháp luật hoá quyền con người, quyền công dân, đã giải phóng tư tưởng, giải phóng sức lao động sáng tạo vô tận của lực lượng sản xuất. Kinh tế thị trường đòi hỏi và đặt ra những yêu cầu với những tài năng, trí tuệ. Trí thức được giải phóng tư tưởng, được đặt vào vị trí đi đầu trong lực lượng sản xuất, thành quả lao động trí tuệ được định giá xứng đáng dẫn đến sự nở rộ phát minh, sáng chế khoa học kĩ thuật, liên tiếp bùng nổ những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đưa xã hội loài người lên những bước phát triển huy hoàng. Đấy là bộ mặt sáng láng, rực rỡ của kinh tế thị trường. Nhưng kinh tế thị trường ở buổi ban đầu của xã hội tư bản hoang dã đã tạo ra một xã hội nháo nhào chụp giật, tàn bạo tranh cướp trong vòng quay hối hả tìm kiếm lợi nhuận. Đồng tiền trở thành chúa tể cuộc sống. Quan hệ con người với con người được Mác gọi là quan hệ “lạnh lùng trả tiền ngay”! Đấy là bộ mặt khác của kinh tế thị trường, bộ mặt tàn bạo ghê tởm!

Vậy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã chọn lọc những gì từ hình thái kinh tế và hình thái xã hội trên? Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên không thể chấp nhận tinh hoa của nền dân chủ tư sản. Cũng không có giáo dục, y tế miễn phí. Đi học từ mẫu giáo đã phải đóng tiền. Những năm học tiếp theo số tiền cha mẹ phải chi cho con đi học càng ngày càng chồng chất. Kinh tế thị trường hoang dã ngang nhiên hoành hành trong giáo dục và y tế. Ngành giáo dục làm tiền học trò đã trở thành vấn nạn xã hội nhức nhối từ nhiều năm nay. Ốm đau vào bệnh viện phải trả đủ các loại tiền! Từ quyển sổ khám bệnh mỏng tang cũng phải mua giá cao. Nhiều người bệnh nghèo đành nằm nhà đợi chết vì không có tiền vào bệnh viện! Thế là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ còn là sự kết hợp của “lạnh lùng trả tiền ngay” với bạo lực chuyên chính vô sản mà thôi!

Chủ nghĩa xã hội đến bước đường cùng phải cầu cứu đến kinh tế thị trường để tìm lối thoát. Nhưng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là lối thoát cho đảng Cộng sản mà thôi!

Thế giới đã qua thời kinh tế thị trường hoang dã. Nhân dân và đất nước ta cần một nền kinh tế thị trường văn minh như đang có ở tất cả các nước văn minh, một nền kinh tế thị trường có kỉ cương pháp luật, lành mạnh, bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các chủ thể kinh doanh, không bị phân biệt đối xử.

Những lựa chọn, những quyết định không vì lợi ích của dân tộc, của đất nước mà chỉ vì lợi ích của đảng, chỉ vì sự tồn tại của đảng! Sự tha hoá, tham nhũng tràn lan của đội ngũ cán bộ đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam nhưng cuộc sống của cán bộ lãnh đạo đảng cách biệt quá xa, cách biệt một trời một vực với cuộc sống nghèo khổ thiếu thốn của số đông công nhân và nhân dân lao động. Cái đức vì nước vì dân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, cái đức cần phải có ở người lãnh đạo đã không có! Nhận chức trước hết là nhận tiêu chuẩn, chế độ, nhận quyền lợi, bổng lộc do chức mang lại đã! Sau đó sẽ dùng quyền của chức để kiếm chác dài dài! Các quan của đảng chiếm đất của dân xảy ra ở khắp nơi là một trong những sự kiếm chác đó! Trong khi Tổng thống, Thủ tướng nhiều nước công nghiệp tư bản giàu có trên thế giới đều dùng phương tiện đi lại chung với dân. Nếu có dùng phương tiện riêng do công quĩ trang bị cũng chỉ dùng phương tiện tầm tầm như của dân để gần dân, hòa vào với dân. Nước ta là nước Cộng sản, lại còn quá nghèo nhưng lãnh đạo từ cấp tỉnh đều phải có xe riêng mua sắm bằng tiền thuế của dân. Có tiêu chuẩn được mua xe riêng nên họ đua nhau lấy tiền thuế của dân mua xe đắt tiền! Lãnh đạo cấp cao ra đường thì tiền hô hậu ủng, xe cảnh sát hộ tống trước sau, còi rú như cháy nhà, huyên náo suốt chặng đường. Dân chúng hốt hoảng, ngơ ngác vội dạt ra bên đường! Sự đi lại của dân phải ngưng lại cho quan lớn của đảng đi! Một cảnh tượng rất chướng mắt và lạc lõng. Rời khỏi những cuộc họp triền miên, rời khỏi căn phòng máy lạnh kín mít, ra với nhân dân tất bật lo toan, ra với cuộc sống bề bộn, vật vã mà ra như thế thì nào thấy gì? Thế là chỉ còn tiếp xúc với cuộc sống gay gắt, sôi động của đất nước bằng những báo cáo láo, làm sao thấy được cuộc sống thật của dân để đồng cảm, chia sẻ với dân? Chính những tiêu chuẩn chế độ, những qui định đầy đặc quyền đặc lợi lỗi thời của đảng đã làm hỏng cán bộ của đảng! Người dân nhìn cán bộ đảng không thấy người Cộng sản của giai cấp công nhân đâu cả, chỉ thấy lù lù những bậc đế vương vênh vang, mãn nguyện, những ông quan phong kiến hợm hĩnh chỉ biết bòn rút của công và bóp nặn dân! Uy tín của đảng xuống thấp chưa từng có!

TAI SAO QUAN DOI NHAN DAN VIET NAM LAI DI GIET NGUOI VIET NAM MA THOI?

“Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm”:
Sự thức tỉnh muộn màng
Phạm Đình Trọng
“…Thật đau xót cho thời cuồng tín, mê muội, người Việt say sưa giết người Việt! Đau xót về một thời bi kịch của dân tộc để phải thức tỉnh về nhận thức…”
Viết về cuộc chiến tranh đã lùi xa hơn ba mươi năm đòi hỏi phải có cái nhìn công bằng, khách quan, lý trí, thoát khỏi thân phận công cụ tuyên truyền. Nhà thơ Nguyễn Thái Sơn đã có được cái nhìn đó trong trường ca “Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm”, tập trường ca vừa được Nhà xuất bản Văn Học phát hành cuối năm 2009.

Những năm sáu mươi, bảy mươi thế kỷ hai mươi, hầu hết đàn ông Việt Nam đã trưởng thành đều mặc áo lính của cả hai bên chiến tuyến, đều là lính của hai đội quân đang đối đầu tiêu diệt nhau, lính Quân đội Việt Nam Cộng hòa và lính Quân đội Nhân dân Việt Nam khi còn ở miền Bắc, lính quân giải phóng khi vào chiến đấu ở miền Nam. Không là lính, họ là đồng bào, nhiều người còn là họ hàng, anh em ruột thịt. Nhưng chiến tranh hút họ vào lính, đẩy họ thành kẻ thù đối kháng của nhau:
“Bộ đội nghĩa vụ quân sự
Chọi nhau với lính quân dịch Cộng hòa!”



Bộ đội Quân đội Nhân Dân Việt Nam Lính Quân đội Việt Nam Cộng Hòa

Những học trò vừa tốt nghiệp trung học, những sinh viên đang học dở đại học bị động viên vào lính cầm súng ra trận. Những người lính có chữ đó, nhiều người có năng khiếu văn chương và tâm hồn nhạy cảm đã cầm bút viết về cuộc chiến, viết về thân phận con người, thân phận quê hương đất nước trong chiến tranh và họ đã làm nên đội ngũ nhà văn, nhà thơ quân đội của cuộc chiến tranh đó. Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Mạnh Hảo, Văn Lê, Thái Thăng Long, Chu Lai, Thái Bá Lợi, Trần Nhương, Nguyễn Thái Sơn… Họ đều là bầu bạn thân thiết cùng thế hệ với tôi và tôi đã đọc đầy đủ trường ca của họ viết về cuộc chiến tranh mà chúng tôi là người lính ngoài mặt trận. Phải đến trường ca “Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm” thì cuộc chiến tranh vẫn được gọi là chống Mỹ cứu nước mới được nhận ra bản chất thực là cuộc nội chiến tương tàn, là bi kịch lớn của dân tộc Việt Nam, là sự tái diễn thảm cảnh đau thương người Việt giết người Việt đã từng xảy ra ở thời những vương triều suy vong:
“Lính họ Trịnh Đàng Ngoài
Đánh lính họ Nguyễn Đàng Trong
Lính Tây Sơn Nguyễn Huệ
Chém giết lính Nguyễn Ánh Gia Long”.
Thời công nghiệp, điện tử, chiến tranh không còn chỉ là động tác của cơ bắp chém, đánh như thời Trịnh, Nguyễn, thời Tây Sơn nữa mà là ấn nút, nhấn cò, động tác nhẹ nhàng cuối cùng sau chuỗi những thu nạp dữ liệu, phân tích, tính toán điện tử:
”Lọat hỏa tiễn rời bệ phóng
Nổ tung trong căn hầm bên trại giặc chen chúc người”.



… ấn nút, nhấn cò, động tác nhẹ nhàng và… hủy diệt, chết chóc của động tác nhẹ nhàng ấy

Hiệu quả hủy diệt, chết chóc của động tác nhẹ nhàng ấn nút ấy không còn tính bằng hàng đơn vị mà phải tính bằng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn nhân mạng:
“Người Việt miền Bắc
Người Việt miền Nam
Mỗi ngày
Bao nhiêu bom đạn
Mấy ngàn người chết!”
Trước đó, trường ca viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo… chỉ mới soi rọi vào góc khuất trong đời sống tâm hồn tình cảm của người lính, người mẹ, người vợ, mới khám phá những hoàn cảnh nghiệt ngã, những tâm thế chênh vênh của con người cá thể trong xoáy lốc chiến tranh:
“Vắng anh, chị bị thừa ra
Trong giỗ tết họ hàng nội ngoại
(Hữu Thỉnh – Trường ca “Đường tới thành phố”)
Thử thách với người chồng ngoài mặt trận là bom đạn, còn thử thách với người vợ ở quê lại chính là nhan sắc của chị:
“Hai mươi năm chị tôi đi đò đầy
Cứ sợ đắm vì chị còn nhan sắc!”
(Hữu Thỉnh – Trường ca “Đường tới thành phố”)
Trường ca “Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh mang rõ dấu ấn của ngòi bút tài hoa và bộc lộ tấm lòng hồn hậu nhân văn của người viết và sự hồn hậu nhân văn ấy dành cho những thân phận cá thể. “Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm” của Nguyễn Thái Sơn là nỗi bận tâm, nỗi đau đáu cho số phận dân tộc bị xô đẩy vào cuộc nội chiến thảm khốc, lâu dài!

Vì mối quan tâm là số phận cả dân tộc, “Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm” không có nhân vật cụ thể mà chỉ có hai nhân vật ước lệ: Người đàn ông ra trận và người đàn bà ở lại làng quê. Hai nhân vật ấy như hai cá thể ước lệ cho thủy tổ loài người, ông Adam và bà Eva, như hai ông bà ước lệ cho tổ tiên dân tộc Việt Nam, ông Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Những tâm trạng sâu kín, những tình cảnh quẫn bách được nhắc đến trong trường ca là cuộc sống không bình thường, trái tự nhiên mà người đàn ông và đàn bà ước lệ phải chịu đựng do họ phải sống thiếu nhau vì chiến tranh. Người đàn ông ngoài mặt trận không phải chỉ khổ vì nằm gai nếm mật, sốt rét, bom đạn mà còn khổ vì:
“Chúng tôi
Những người lính đàn ông con trai
Mười chín, ba mươi tuổi
… Chúng tôi không e ngại bất kể điều gì
Chỉ khổ vì dư thừa năng lực đàn ông!”
Nỗi khổ của người đàn bà ở làng quê vắng bóng đàn ông càng âm ỉ thiêu đốt:
“Những người đàn bà khao khát tình yêu
Da thịt có gai, có lửa
… Những người đàn bà sung mãn
Đêm uống “nước sông”
Ngày ăn “cơm nhạt”!”
Khao khát mà chỉ có “nước lã”, “cơm nhạt”, chỉ có cuộc sống chay tịnh! Họ phải khỏa lấp sự trống vắng, thiếu thốn, xả nỗi khát khao vào những công việc bất thường, nặng nhọc:
“Gánh nước nửa đêm tưới đầm vườn nhãn
Xay vài thúng thóc
Giã nửa nong ngô!”
Bom đạn khốc liệt! Cái chết đến từng phút từng giây:
“Không ai từ cõi sinh chìm vào cõi tử
Dễ như người lính
Nhanh như người lính
Nhiều như người lính
Đương nhiên, mặc nhiên, tất nhiên, hồn nhiên như người lính!”



chúng tôi. . . tụ tán trên tàn cây ngọn cỏ
(giày của anh bộ đội QNDVN) chúng tôi. . . ẩn trong giọt sương,
tiêu dao trên ngọn sóng!
(giày của anh lính VNCH)


Chết chóc như thế nên người đàn ông trở thành hồn ma cũng là lẽ đương nhiên:
“Chúng tôi sống bình thường rồi chết
Chưa xấu cũng chưa kịp tốt
Không thành ma quỉ, chẳng hóa thánh thần
Không phải xuống địa ngục
Không được lên Thiên Đàng
Tụ tán trên tàn cây ngọn cỏ
Ẩn trong giọt sương, tiêu dao trên ngọn sóng!”
Người đàn bà lấy chồng ở với chồng được hai đêm:
“Mười chín năm con gái
Làm đàn bà hai đêm!”
Người đàn ông thành hồn ma rồi thì người đàn bà đành sống cô quả:
“Có chồng hai đêm
Chị chỉ là người đàn bà tập sự
Mười năm
Mười lăm năm
Hai mươi mốt năm
Vẫn chỉ sống như thời con gái!”
Cuộc nội chiến đau lòng như vậy thì đâu có gì để ồn ào khoe khoang, để lỉnh kỉnh huân chương, xênh xang mũ áo phô trương nhỉ?

Người lính miền Bắc mang súng AK, nói tiếng Việt. Người lính miền Nam mang súng AR15, cũng nói tiếng Việt. Hai người lính cùng một tiếng mẹ đẻ Việt Nam mà tìm mọi cách tiêu diệt nhau, mang cái chết đến cho nhau. Cái chết đến từ khẩu AR15:



Súng AR-15 – Made in USA Súng AK – Made in China

“Chùm đạn AR15 bắn gần khoan vào trán
Găm giữa ngực
Những người lính đội mũ tai bèo đổ gục!”
Cái chết đến từ khẩu AK:
“Tốp lính Sài Gòn lò dò đặt chân lên sườn đồi
Hứng trọn những lọat đạn AK vào đầu, vào ngực!”
Người giết và người bị giết đều là người Việt:
“Người Việt thắng trận huy hoàng
Bại trận
Cũng là người Việt!”
Người bị giết dù ở phía nào thì người Mẹ Việt Nam vẫn phải nhận lấy nỗi đau chết chóc:
“Năm Nhâm Tý – bảy hai
Máu binh sĩ Sài Gòn
Máu quân giải phóng
Đỏ sông Thạch Hãn
Ướt sũng gạch vụn Cổ Thành!”
Thật đau xót cho thời cuồng tín, mê muội, người Việt say sưa giết người Việt! Đau xót về một thời bi kịch của dân tộc để phải thức tỉnh về nhận thức.

“Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm” là sự thức tỉnh đó. Sự thức tỉnh cần thiết mà muộn màng!
Phạm Đình Trọng

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2010

HOC THUYET MAC-LE: VU KHI GIET NGUOI HANG LOAT

CHẾ ĐỘ DIỆT CHỦNG CỘNG SẢN

Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Regean, vào cuối thập niên 80, khi các dân tộc Nga và Đông Âu đứng lên lật đổ chế độ độc tài toàn trị, diệt chủng cộng sản, có nói : « Lịch sử nhân loại có nhiều trang sử đau thương và đẫm máu. Nhưng chưa có trang sử nào đau thương và đẫm máu bằng trang sử cộng sản. Dân tộc Nga và các dân tộc Đông Âu đã can đảm đứng lên lật qua trang sử đau thương của mình, để viết lên những trang sử mới. Các dân tộc khác còn dưới chế độ cộng sản, hãy can đảm đứng lên lật qua những trang sử cộng sản, để viết lên những trang sử tốt đẹp cho tương lai, trang sử của tinh thần quốc gia, dân tộc, tự do, dân chủ và nhân quyền. » Từ đó, có người cho rằng chế độ cộng sản là chế độ tàn hại nhất của nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng. Có phải thế không. Chúng ta hãy cùng nhau xem xét nguyên nhân và hậu quả của nó.

I) Hậu quả giết người, diệt chủng, tàn hại văn hóa và văn minh của chế độ cộng sản.

Ngày hôm nay, hậu quả giết người, diệt chủng, tàn phá văn hóa, văn minh của chế độ cộng sản không những những người không cộng sản nhìn thấy, mà cả những người cộng sản sáng suốt, chân thật. Ông Robert Hue, cựu Tổng Bí thư đảng Cộng sản Pháp, hiện vẫn là cộng sản, trong quyển sách « Chủ Nghĩa Cộng Sản : Sự Đột Biến Mới », có viết : « Chủ nghĩa Staline đầu tiên và chắc chắn là một thảm họa của nhân loại : cả triệu nạn nhân, sự khủng khiếp của những trại tập trung, tính cách rừng rú, man rợ của những cái gọi là tòa án ; quả là một chế độ giết người. » ( Communisme : la Mutation – trang 97 – Ed Stock – Paris).
Thật vậy, theo Stéphane Courtois và một số sử gia Pháp, tác giả quyển Cuốn Sách Đen về Chủ nghĩa Cộng sản ( le Livre noire du Communisme), thì nạn nhân của chủ nghĩa này lên đến cả trăm triệu người. Theo bản Nghị Quyết 1481 của Hội Đồng Âu Châu gồm 46 nước ngoại trừ Bìélorussie, đuợc biểu quyết với 99 phiếu thuận và 42 phiếu chống, kết án chế độ cộng sản là một chế độ diệt chủng, nạn nhân của chế độ này trên toàn thế giới là : Liên sô, 20 triệu ngưới ; Trung cộng, 65 triệu ; Việt Nam, 1 triệu ; Bắc Hàn, 2 triệu ; Căm bốt, 2 triệu ; Đông Âu, 1 triệu ; Châu Mỹ La tinh, 150 000 ; Phi châu, 1,7 triệu ; A Phú Hãn, 1,5 triệu.
Con số này so với thực tế còn là ít. Chỉ riêng Việt Nam, con số thực tế phải gấp ba bốn lần. Đối với Trung Cộng, gần đây bà Chang Jung và nhà sử học John Halliday có xuất bản quyển Mao trach Đông, nói về cuộc đời của ông này, thì số nạn nhân của họ Mao phải kể ít nhất là 70 triệu người.
Nhưng có người hỏi : Tại sao như vậy ? Nguyên do tại đâu ?

I I) Nguyên nhân của chế độ giết người cộng sản

Có người nói nguyên nhân của chế độ diệt chủng cộng sản chỉ bắt đầu từ Staline và các con cháu sau này. Có người cho rằng nguyên nhân xâu xa của chế độ này bắt đầu từ K. Marx, qua tới Lénine, Staline và những lãnh đạo cộng sản sau này như Mao trạch Đông, Hồ chí Minh.
Thật vậy, hành động thường được hướng dẫn bởi tư tưởng, nhất là những hành động lâu dài và chủ ý. Những hành động, kế hoặch giết người cộng sản chính là bị hướng dẫn bởi tư tưởng của Marx, mặc dầu ông không chủ trương giết người ; nhưng vô tình hậu quả tư tưởng của ông đã trở nên giết người.
Tư tưởng của Marx giết người ở chỗ quan niệm rằng lịch sử là lịch sử của bạo động và của đấu tranh giai cấp.
Trong Kinh Thánh có câu : « Nó tự ru ngủ bằng những lý luận đơn giản, sai lầm và ảo tưởng. Nó tự khoác vào người nó một bộ áo đạo đức giả ; nhưng bản chất chính thật của nó là lưu manh, lừa đảo, giết người. Nó đã hạ thấp hình ảnh cao thượng của con người xuống hàng bò sát và rắn rết. » Câu này đã được viết cả bao ngàn năm, nhưng nay suy ngẫm cho lý thuyết của Marx và những người cộng sản, thì vẫn còn đúng.
Trong khuôn khổ bài này, tôi không thể đi xâu vào việc phê bình lý thuyết của Marx, xin mời quí Vị coi những bài của tôi trên những báo Việt ngữ hải ngoại như những bài Phê bình Marx trên phương diện triết học, Sự hồ đồ của Parx trên phương diện khoa học theo K. Popper, Sự không tưởng của lý thuyết Marx. Tuy nhiên tôi có thể nói một cách ngắn gọn tổng quát là nếu chúng ta suy ngẫm lý thuyết cũng như việc làm của từ K. Marx cho tới những giới lãnh đạo cộng sản, thì chúng ta thấy họ là những người nói một đằng làm một nẻo, việc làm không bao giờ đi đôi với lời nói. Chúng ta bắt đầu bằng K. Marx. Chính ông nói lý thuyết của ông thực tiễn, không không tưởng, phương pháp của ông thực tiễn, đi từ cái gì thực tiễn, đơn giản, đến cái gì phức tạp, trừu tượng. Thực tế không phải vậy. Chính ông mới đi từ cái gì thiếu thực tiễn, không tưởng, ông đi từ một lời tiên tri, tiên tri rằng nhân loại sẽ đi tới thế giới cộng sản, thế giới đại đồng, làm theo khả năng và hưởng theo nhu cầu. Từ đó, ông đã dồn hết nỗ lực, sức học và nghiên cứu của mình để biện minh cho ý tưởng không tưởng trên bằng cách bóp méo lịch sử, bẻ cong kinh tế, vặn vẹo xã hội học. Một cách đơn giản chúng ta bắt đầu bằng lịch sử và kinh tế.
Về lịch sử Marx viết lịch sử là lịch sử bạo động và đấu tranh giai cấp.
Chúng ta không cần đi đâu xa, một cách cụ thể và thực tiễn, chúng ta bắt đầu bằng lịch sử của chính chúng ta, của những người chung quanh chúng ta, rồi đến lịch sử của các dân tộc, của con người nói chung. Chúng ta tự ngẫm chúng ta sinh ra đâu phải là những người thích bạo động, chúng ta thích hòa bình và yên thân hơn, ngay cả lịch sử của những dân tộc cũng vậy, thời gian hòa bình dài hơn là thời gian chiến tranh, bất đắc dĩ mới phải chiến tranh. Nguyên điểm này chúng ta đã thấy lý thuyết của Marx không thực tiễn. Hơn thế nữa Marx cho rằng lịch sử của nhân loại là lịch của đấu tranh giai cấp và giản tiện hóa chia xã hội thành 2 giai cấp, lấy tiêu chuẩn kinh tế để định, đó là giai cấp nắm phương tiện sản xuất kinh tế và giai cấp không có phương tiện sản xuất. Nếu thực tế, thực tiễn mà quan sát, thì xã hội chia ra nhiều giai tầng khác nhau, chứ không phải 2 giai cấp, và không phải chỉ có yếu tố kinh tế quyết định. Giai tầng trí thức đâu có phương tiện sản xuất, Những nhà tư tưởng, triết gia, những nhà đạo đức đâu có giầu có, nhưng họ có ảnh hưởng rất mạnh trong xã hội. Lý thuyết của Marx không những không thực tế, thực tiễn, mà còn đơn giản hóa mọi vấn đề, rồi đưa lên thành định luật, cho đó là khoa học, nhưng chẳng koa học một chút nào.
Về kinh tế, chúng ta cũng chẳng cần lý luận dài dòng, chúng ta chỉ lấy chủ trương của Marx bãi bỏ quyền tư hữu để ròi suy luận. Marx viết trong Tuyên Ngôn thư Đảng Cộng Sản : « Người cộng sản có thể tóm lược lý thuyết của mình trong một câu duy nhất : Bãi bỏ quyền tư hữu. » ( Sách đã dẫn – trang 36) Đây mới là một quan niệm thiếu thực tế, thực tiễn và vô cùng ảo tưởng. Không cần nói dài dòng, chúng ta chỉ cần nhìn thực tế tại các nước cộng sản, cảnh cha chung không ai khóc, ruộng chung không ai cày và nhà chung không người chăm sóc, thì chúng ta cũng rõ. Hơn thế nữa, Marx đã lầm ở chỗ cho rằng quyền tư hữu có thể bãi bõ, nhưng quyền tư hữu không thể bãi bỏ, mà chỉ có thể chuyển nhượng. Quyền tư hữu đang ở trong tay của toàn dân, nay một số cán bộ cộng sản, lợi dụng thời cơ, cướp chính quyền như Lénine, Mao, Hồ, rồi áp dụng lý thuyết của Marx, thực hiện những cuộc đánh tư bản mại sản, bảo rằng bãi bỏ quyền tư hữu, nhưng thực tế không phải là vậy, mà đã chuyển nhượng quyền tư hữu từ toàn dân, vào tay một thiểu số đảng đoàn cán bộ. Dân đùng một lúc trở thành vô sản, đúng theo danh từ của Marx đã dùng, và các ông cán bộ đùng một cái trở thành những ông tư bản thật giàu có. Hố ngăn cách giàu nghèo giữa toàn dân và các ông tư bản đỏ thật to lớn. Ở điểm này quan niệm cách mạng tất yêu của Marx lại đúng, nhưng không đúng với các nước tư bản, mà lại đúng với những nước cộng sản. Xin quí Vị xem thêm bài của tôi Cách Mạng tất yếu không xảy ra tại các nước tư bản, mà cách mạng tất yếu đã xẩy ra và còn xẩy ra ở những nước cộng sản.
Lý thuyết của Marx chỉ là một lý thuyết đơn giản, sai lầm và ảo tửơng. Lý thuyết đơn giản, sai lầm và ảo tưởng này lại bị một số người bản chất là lưu manh, lừa đảo, quỷ quyết, giết người dùng nó như tấm bình phong để che dấu bản chất thật của mình. Nhưng rồi sự thật vẫn là sự thật. Những hành động dã man giết người của những chế độ cộng sản từ từ được người dân biết đến và được phơi bày ra ánh sáng. Chính vì vậy mà có nghị quyết 1481 của Hội Đồng Âu châu lên án chế độ cộng sản là một chế độ diệt chủng. Chúng ta nên nhớ trong 46 nước Âu châu, ngoại trừ Bìlorussie, các nước kết án chế độ cộng sản nhất, chính là những nước cộng sản cũ. Gần đây, Hung Gia Lơi có kỷ niệm trọng thể ngày 50 dân Hung nổi lên chống chế độ cộng sản vào năm 1956, có mời 5 vị nguyên thủ của những nước trước đây là cộng sản, không những vị lãnh đạo, mà cả báo chí cũng như dân qua những cuộc thăm dò ý kiến thì phần lớn đều cho rằng kinh nghiệm cộng sản là kinh nghiệm đau thương và đẫm máu nhất trong lịch sử dân tộc họ.

Nguyên nhân xâu xa của những trang sử cộng sản đau thuơng và đẫm máu là lý thuyết của Marx. Nguyên nhân gần đó là lý thuyết đơn giản, sai lầm và ảo tưởng này đã bị một số ngừơi có quá nhiều lòng hận thù như Lénine, Mao và Hồ áp dụng, rồi sau đó được tiếp tục bởi những người con cháu, vừa hận thù, vừa vô học, một loài quỉ, tiếp tục. Nói như ông Lê xuân Tá, cựu cán bột cộng sản, cựu phó Trưởng ban Khoa học và kỹ thuật Trung ương đảng :
« Sự ngu dốt và thấp hèn tự nó không đáng trách và không làm nên tội ác. Nhưng nếu nó được trao quyền lực và được cấy vào vi trùng ghen tỵ, thì nó trở thành quỉ nhập tràng. Và nó ý thức rất mau là cái đe dọa quyền và lợi của nó chính là sự hiểu biết, văn hóa và văn minh ; nên nó đã đánh những thứ này tàn bạo, dã man, không thương tiếc. Nhưng cũng vì là ngu dốt và thấp hèn, nên những thứ này lâu ngày đã trở thành sọi mật, sạn thận, sơ gan cở chướng trong ngục phủ ngũ tạng trong lòng chế độ, làm cho chế độ này không ai đánh mà tự chết. »

Thật vậy, những chế độ cộng sản còn lại ở Tàu, Việt Nam, Bắc Hàn và Cu Ba sớm muộn sẽ sụp đổ, điều nàu này ai cũng thấy. Nhưng những dân tộc đó hãy can đảm đứng lên đấu tranh, làm thế nào cho nó sụp đổ càng sớm càng tốt, để những cảnh đau thương do những con quỉ lãnh đạo gây ra, sớm chấm dứt.

Paris ngày 17 /7/2006

Chu chi Nam

DUONG LOI CONG SAN: CUOP CHINH QUYEN-THU TIEU LAN NHAU-TAN SAT NHAN DAN

CỘNG SẢN : LOÀI CỎ DẠI, LOÀI TRÙNG ĐỘC

Vào cuối tháng 7/2007 vừa qua, khi viếng thăm nước Đức, tại thành phố Hambourg, trước một cử tọa cả ba, bốn chục ngàn người, Đức Dalai-Lama, đã nói : « Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc sinh sống và nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời. » Tại sao như vậy ? Chúng ta hãy cùng suy ngẫm về lời nói của một Vị Lãnh tụ Tôn giáo quan trọng.

I ) Cộng sản, loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh

Thật vậy, nếu chúng ta xét sự ra đời của những chế độ cộng sản, từ cộng sản Liên sô, qua cộng sản Đông Âu, tới cộng sản Tàu và cộng sản Việt Nam ; chúng ta thấy tất cả những chế độ cộng sản trên đều ra đời trong hoàn cảnh hoang tàn của chiến tranh, đều do cướp chính quyền mà ra, không có một chính quyền nào do dân bầu lên, rồi chúng tự bầu với nhau để tiếp tục cầm quyền. Cộng sản Liên sô thì ra đời trong hoàn cảnh hoang tàn của Đệ Nhất Thế Chiến (1914-1918). Cộng sản Đông Âu thì ra đời trong cảnh hoang tàn của Đệ Nhị Thế Chiến ( 1939-1945), dưới gót giày của quân đội chiếm đóng Liên sô. Cộng sản Tàu và Cộng sản Việt Nam cũng ra đời trong hoang tàn của Đệ Nhị Thế Chiến, với sự giúp đỡ của Liên Sô.
1 ) Chế độ cộng sản Liên sô được ra đời trên sự hoang tàn của Đệ Nhất Thế Chiến

Thật vậy Đệ Nhất Thế Chiến gồm 2 phe chính : phe Pháp với sự hỗ trợ của Anh, của Nga thời chế độ quân chủ của Nga Hoàng Nicolas I I và sau này có Hoa Kỳ ; phe Đức có sự hỗ trợ của đế quốc Áo Hung, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Vào gần cuối cuộc chiến, Bộ Tham Mưu Đức nhận thấy không thể đương đầu cùng một lúc với 2 mặt trận : mặt trận đông bắc với Nga và mặt trận tây nam với Pháp, muốn dồn lực lượng vào mặt trận chính tây nam, nên đã tìm cách đưa Lénine lúc đó đang ở Thụy Sỹ về và giúp đỡ Lénine cướp chính quyền ; vì Lénine đưa ra khẩu hiệu : « Hòa bình bằng bất cứ giá nào, ngay cả nhượng đất để có quyền . ». Ngày 17/4/1917, Lénine cùng một số người trong đó có 4 viên tình báo Đức nói thông thạo tiếng Nga, trong một chiếc xe lửa bọc sắt, đã tới Pétrograd. Sau đó Lénine được Đức giúp đỡ tiền bạc và phương tiện để họat động. Đêm ngày 6 rạng ngày 7, một số người cộng sản, dưới sự hướng dẫn của Trotski, nổi lên cướp một số công sở, trước sự lãnh đạm của dân. Sau đó chính quyên dân chủ xã hội cầm đầu bởi Kérenski bỏ trốn. Chính Trotski sau này viết : « Sau một đêm ngủ, người dân Nga đã thấy bộ mặt xứ Nga thay đổi. Cuộc cách mạng làm 7 người chết và 50 người bị thương. « (1)
Chính quyền cộng sản đầu tiên quả thật mọc lên trên hoang tàn của Đệ Nhất thế Chiến, vì sau đó độ 1 năm thì Đức bại trận.

2 ) Những chế độ cộng sản Đông Âu, Tàu và Việt Nam mọc lên trên sự hoang tàn của Đệ Nhị Thế Chiến.

a) Những chế độ cộng sản Đông Âu từ Ba lan, Tiệp khắc, Hung Gia lợi, Bảo gia lợi v. v… được dựng lên trên hoang tàn vừa của chiến tranh, vừa dưới gót giày của quân đội chiếm đóng Liên Sô.
b) Đảng cộng sản Tàu, lợi dụng cuộc Thế Chiến và Chiến Tranh Trung Nhật, nổi lên cướp chính quyền. Chính Mao trạch Đông, khi tiếp Tướng Mountbatten, Tổng tư Lệnh Liên quân ở Đông Nam Á đã nói : « Nếu không có Thế Chiến thứ Hai và Chiến tranh Trung Nhật, thì chúng tôi không có chính quyền. »
c ) Hồ chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam cũng lợi dụng sự hoang tàn của chiến tranh, nổi lên cướp chính quyền.
Thật vậy, ngày 6/8/1945, trái bom nguyên tử đầu tiên được bỏ xuống Hiroshima, 3 ngày sau 9/8, trái thứ nhì được bỏ xuống Nagashaki ; ngày 15/8, Nhật hoàng tuyên bố ngừng chiến và ngày 2/9, thì tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Quân đội Nhật ở Đông Dương lúc đó như rắn mất đầu. Lợi dụng cuộc biểu tình của công chức Hà Nội đòi tăng lương, đảng cộng sản đã trà chộn người vào đoàn biểu tình, cướp một vài công sở lúc ban đầu, rồi sau đó cướp chính quyền ngày 19/08/1945. ( 2)
Ngày 2/9/1945, Hồ chí Minh đọc « Bản Tuyên ngôn độc lập. » Nhưng thực tế Hồ chí Minh đã đưa dân Việt vào trong gông cùm của Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản, biến nước Việt thành bãi chiến trường của cuộc tranh hùng tư bản- cộng sản, đi từ cuộc chiến 1946-1954, tới cuộc chiến 1954-1975, tiếp theo là cuộc chiến với Căm Bốt 1978, cuộc chiến với Trung Cộng 1979. Thêm vào đó, Hồ chí Minh lại nhập cảng lý thuyết Mác-Lê chủ trương đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử, một lời kêu gọi nội chiến triền miên, đưa đến cảnh con đấu bố, vợ tố chồng, bạn bè tìm cách sát hại lẫn nhau, tạo nên biết bao đau thương cho dân Việt.


I I ) Cộng sản, loài trùng độc sinh xôi, nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời

Pierre Joseph Proudhon ( 1819-1865), người đã được Marx (1818-1883) cho rằng có những can đảm trong việc chỉ trích thành trì kinh tế ( L’audace provoquante avec laquelle il porte la main sur le sanctuaire économique), người đã viết quyển Triết lý của sự nghèo nàn ( La Philosophe de la misère) ; và chính Marx đã trả lời lại bằng cách viết thẳng bằng tiếng Pháp quyển Sự nghèo nàn của triết học ( Misère de la Philosophie). Không ai có thể nói Proudhon là người không hiểu lý thuyết của Marx. Nhưng chính Proudhon đã chỉ trích nặng nề Marx cho rằng lý thuyết của ông sẽ trở thành một con sán lãi ( le ténîa) của xã hội. Bệnh sán lãi là một bệnh có những ký sinh trùng ở trong ruột của con người, nó hút hết những chất béo bổ, làm con người bị bệnh trở thành vàng vọt, bụng ỏng, đít beo, không thể lớn được. Xét hậu quả của những chế độ cộng sản, với đảng gồm những đảng đoàn cán bộ lấy hết những gì do dân làm mồ hôi nước mắt mà có, làm cho kinh tế và xã hội không thể phát triển được ; người ta mới thấy lời nói của Proudhon là đúng.(3)
Ông Iakolek, Ủy viên bộ Chính trị đảng Cộng sản Liên sô cũng viết : « Cộng sản là một loài sâu bọ. Con mới đẻ nằm lên xác con già. Già già đè lên xác con trẻ.Trong đó có con khỏe nhất, leo lên chỗ cao nhất ; tuy nhiên để leo lên chỗ cao nhất, thì nó đã dẵm lên xác bao nhiêu con khác . » Xét những cuộc thanh toán nội bộ cộng sản : Staline bị vợ Lénine tố cáo là đầu độc chồng mình. Con Staline đã tố cáo Béria, Khrouschev giết bố mình. Mao trạch Đông giết Lưu thiếu kỳ và Lâm Bưu. Hồ chí Minh giết nhiều tay em để bịt miệng tông tích của mình, rồi sau lại dùng tay em Trần quốc Hoàn giết người mình muốn lấy làm vợ, đang mang dạ chửa với mình và có đứa con đầu vẫn còn sống tên là Nguyễn quốc Trung (4) ; lại có giả thuyết cho rằng Hồ chí Minh bị nhóm Lê Duẫn, Lê đức Thọ đầu độc chết; chúng ta mới thấy lời của Iakolek là đúng.
Ngày hôm nay Đức Dalai-Lama bảo rằng cộng sản là loài trùng độc sinh xôi nẩy nở ở những đống rác rưởi của cuộc đời, cũng không sai.
Thật vậy, lý thuyết của Marx chủ trương đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử, khơi dậy tất cả những bản năng thú tính của con người, biến con người trở thành loài rắn rết, chỉ tìm cách sát hại lẫn nhau. Cảnh con đấu bố, vợ tố chồng, bạn bè tìm cách sát hại lẫn nhau ở tất cả mọi nước cộng sản theo lý thuyết của Marx đã chứng tỏ điều này.

Những dân tộc Nga, Đông Âu đã can đảm đứng lên xóa bỏ chế độ cộng sản « cỏ dại » và « « trùng độc ». Dân tộc Việt Nam hãy noi gương các dân tộc trên, can đảm đứng lên đấu tranh để cho chế độ cộng sản cỏ dại và trùng độc không còn nữa !


Paris ngày 24/08/2007

Chu chi Nam

_____________________________________

(1) Xin Qui Vi coi thêm bài Cách mạng Việt Nam trong tương lai, rút tỉa kinh nghiệm từ những cuộc cách mạng trong quá khứ, ở website : http://perso.orange.fr/chuchinam/
(2) Xin xem thêmCon Người thần thánh, thương dân yêu nước Trần hưng Đạo và con người gian manh, quỉ quyệt, buôn dân bán nước Hồ chí Minh.
(3) Xin xem Lý thuyết của Marx là thần dược hay đọc dược cùng những bài phê bình Marx
(4) Xin xem Đêm giữa ban ngày của nhà văn Vũ thư Hiên

HO CHI MINH: HAY TAO DAU OC CAM THU GIUA NGUOI VOI NGUOI, CHUNG NO SE THANH THU VAT DE SAI BAO

CỘNG SẢN, SÂU BỌ VÀ MA QUÁI ?

Ông Lê xuân Tá, cựu Phó Trưởng Ban Khoa học và Kỹ thuật Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam, trong tờ báo Đối Thọai, số 3, tháng 7 năm 1994, xuất bản ở Californie, Hoa Kỳ, có viết :
« Tôi thường nghĩ : sự ngu muội và thấp hèn tự nó thường không thể gây ra tội ác. Nhưng nếu được trao quyền lực rồi cấy vào đó chất men ghen tỵ và căm thù, thì nó trở thành quỷ nhập tràng. Nó sẽ nhanh chóng ý thức được rằng cái đe dọa quyền và lợi của nó lại chính là trí tuệ, học vấn, văn hóa và văn minh. Rút cục, những thứ này đã bị tấn công và chà đạp bằng một sự căm hờn điên cuồng và man rợ. Có lẽ đây là một thứ độc dược mà chủ nghĩa Cộng sản đã dùng để tiêu diệt hết kẻ thù này đến kẻ thù khác ( cải cách ruộng đất là thế, các đợt thanh trừng của Staline ở Nga là thế, tạo phản của Hồng vệ binh là thế, Khờ Me đỏ là thế… Làm sao coi đó là chuyện cá biệt ngẫu nhiên được ! ) Nhưng rồi may thay, lại chính thứ độc dược đó đã kết tụ lại thành những thứ sỏi mật, sỏi thận,xơ gan cổ chướng trong lục phủ, ngũ tạng của chế độ Cộng sản, làm cho chế độ này không ai đánh cũng tự chết. »
Ông Yakolek, cựu Ủy viên Chính trị trong Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Liên Sô cũng nói :
« Cộng sản là loài sâu bọ. Con mới đẻ nằm lên xác con già . Con già đè lên xác con trẻ. Nhưng trong đó có con khỏe nhất, leo lên chỗ cao nhất. Tuy nhiên, trước khi leo lên được chỗ cao nhất, thì nó đã dẵm lên không biết bao xác con khác. « Chính vì vậy mà có người cho rằng người cộng sản là loại bất thường, xâu bọ và quỉ quái, vì họ bị tiêm nhiễm và chế độ của họ được xây dựng trên lý thuyết bất thường Mác-Lê. Có phải thế không ?

I ) Con người cộng sản là con người bất thường, xâu bọ và quỉ quái

Con người bình thường là con người coi trọng gia đình, kính trọng ông bà, tổ tiên vì là những người sinh ra bố mẹ mình ; có hiếu với bố mẹ, vì bố mẹ sinh ra mình, nuôi nấng dạy dỗ mình ; hòa thuận với anh chị em, vì họ là người cùng sống với mình, chia xẻ khó khăn, ngọt bùi với mình hàng ngày. Xa hơn nữa, người bình thường là người yêu thương quê hương, dất nước và dân tộc, vì quê hương là mảnh đất mà mình đang sống, dân tộc là người mà minh cùng chia xẻ lịch sử thăng trầm, cùng nhau kiến tạo văn hóa, văn minh. Người bình thường tôn trọng tôn giáo, vì tôn giáo là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa, văn minh, một trong những thành tố quan trọng của luân lý và đạo đức.
Trong khi đó, người cộng sản hoàn toàn ngược lại, bất bình thường, chủ trưong phá bỏ gia đình, phá bỏ quốc gia và tôn giáo, trong quan niệm tam vô, ba cái không « vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc », không gia đình, không tôn giáo và không quốc gia. Chính vì vậy mà dưới chế độ cộng sản, chúng ta thấy có cảnh con đấu bố, vợ tố chồng, bạn bè tìm cách sát hại lẫn nhau ; cảnh phá nhà thờ và đình chùa, giết hay bỏ tù những vị linh mục, đại đức, thượng tọa. Người bình thường, vì được giáo dục bởi gia đình, bởi tôn giáo, nên luôn trọng điều phải, không nói dối, làm điều lành, tránh điều dữ, có liêm sỉ, không ăn cướp, ăn dựt của người khác. Ngược lại người cộng sản là người vô liêm sỉ, không biết mắc cở, chỉ biết « tuyên truyền và nó dối, như lời ông Gorbatchev, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên sô : « Tôi đã bỏ hơn nửa cuộc đời đấu tranh cho lý tưởng cộng sản, nhưng ngày hôm nay, tôi rất đau buồn để nói rằng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo. » Người bình thường là người kiếm tiền do khối óc và hai bàn tay của chính mình, gầy dựng gia sản có được là do mồ hôi nước mắt của mình ; trái lại người cộng sản giầu có được là do ăn cướp và ăn cắp của người khác, của dân, đi từ chỗ ăn cướp chính quyền đến chỗ ăn cướp tài sản của dân qua những vụ đánh tư bản, mại sản, đó là lúc đầu, ngày nay thì ăn cắp qua tham nhũng, hối lộ.

Những con người cộng sản bất bình thường này đã trở thành « Quỉ nhập tràng », nói như ông Lê xuân Tá, vì nó đã được « trao quyền lực và được cấy vào chất men ghen tỵ và căm thù ». Thực vậy, nếu chúng ta xét lịch sử cộng sản và những lãnh tụ cộng sản từ xưa tới nay, từ Lénine, Mao trạch Đông, Hồ chí Minh tới Nông đức Mạnh, chúng ta sẽ thấy rõ điều này.
Lénine là một người bất bình thường, vì phải sống một cuộc sống lẩn trốn và lưu vong quá lâu. Con người bất bình thường này lại được trao quyền lực và được cấy vào chất men ghen tỵ và căm thù là lý thuyết của Marx. Cuộc « Cách mạng Tháng Mười năm 1917 », thực ra chỉ là cuộc đảo chính, cướp chính quyền. Lợi dụng tình thế hỗn loạn của cuối Đệ Nhất Thế Chiến (1914-1918) ở xứ Nga, lúc đó Đế quốc Đức đang phải đương đầu với 2 mặt trận : mặt trận đông bắc với Nga và mặt trận tây nam với Pháp, Bộ Tham Mưu Đức muốn dồn lực lương vào mật trận chính phía tây nam với Pháp, Lénine đã đưa ra khẩu hiệu : « Hòa bình bằng bất cứ giá nào « . Chính vì vậy mà Lénine, đang sống lưu vong ở Thụy Sỹ, đã được Bộ Tham Mưu Đức đưa về, rồi giúp đỡ tiền bạc, với sự trợ giúp của Trotsky, đã đảo chính chính quyền của Kérenski, người của đảng Dân Chủ Xã Hội, do dân bầu ra ; và Lénine không những ký hòa ước ngưng chiến với Đức mà còn nhượng đất cho Đức. Nhượng đất để có quyền và giữ quyền là chuyện làm từ thời Lénine. Ngày hôm nay Cộng Sản Việt Nam dâng đất nhượng biển cho Trung Cộng để giữ quyền cũng chỉ là bắt chước Lénine.
Mao trạch Đông là người thù ghét gia đình, nhưng cũng có quyền lực nhờ ở họng súng, theo đúng quan niệm « Chính quyền ở trên đầu súng » của ông ta.
Hồ chí Minh cũng không khác, coi thường gia đình. Theo quyển « Đêm giữa ban ngày « của Vũ thư Hiên, thì Hồ chí Minh muốn lấy bà Nông thị Xuân, nhưng bị Bộ Chính Trị đảng Cộng sản ngăn cấm. Tuy nhiên ông đã có một người con trai với bà này, hiện nay vẩn còn sống, tên là Nguyễn tất Trung, và bà này lúc đang có chửa, bị tay em của họ Hồ là Bộ Trưởng Nội Vụ Trần quốc Hoàn hiếp dâm, rồi đánh bể sọ, vất ra đường phố Hà Nội, định ngụy trang là xe cán chết. Nhưng rồi sự thật vẫn là sự thật, từ từ đưọc phơi bày. Một con người đã dịnh lấy một người phụ nữ làm vợ mình, có con với bà ta và bà ta lại đang mang dạ chửa, thế mà để tay em đánh chết, nhưng vẫn dưng dưng. Đây có phải là một con người hay không hay là loài ác quỉ ? Con người bất bình thường Hồ chí Minh cũng được trao quyền lực và được cấy vào men ghen tỵ, căm thù là lý thuyết Marx. Thật vậy, họ Hồ sống lang bạc kỳ hồ, được Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản thâu nhận, rồi được huấn luyện cướp chính quyền ở trường Đông Phương bên Liên Sô. Lợi dụng tình thế sau Đệ Nhị Thế Chiến ( 1939-1945), họ Hồ đã được Đệ Tam Quốc Tế gửi về cướp chính quyền Trần trọng Kim lúc bấy giờ.
Những con người bất bình thường này đã được trao quyền lực và được thấm nhuần lý thuyết bất bình thường của Marx, nên đã trở thành loài quỉ, loài xâu bọ, nói như Yakolex : « Cộng sản là loài xâu bọ, con mới đẻ nằm lên xác con già. Con già đè lên xác con trẻ. Nhưng trong đó có con khỏe nhất, leo lên được chỗ cao. Tuy nhiên, trước khi leo lên được chỗ cao nhất, thì nó đã phải dẵm lên xác không biết bao con khác ». Nếu chúng ta xét những cuộc đấu đá nội bộ cộng sản để cướp quyền, giữ quyền từ xưa tới nay, thì chúng ta sẽ rõ. Staline giết Lénine, theo lời tố cáo của vợ Lénine, rồi giết Trotski để cướp quyền và giữ quyền. Sau đó Béria, Giám Đốc Tình Báo, Bộ Trưởng Nội vụ, người mà có lúc Staline coi như kế vị và định gả con gái cho con trai Béria ; ông này đã thông đồng cùng với Khrouschev giết Staline ; rồi Khrouschev lại giết Béria, để nắm quyền.
Mao trạch Đông giết Lưu thiếu Kỳ, người thứ nhì của đảng cộng sản và được coi như người kế vị lần thứ nhất, sau đo lại giết Lâm Bưu cũng là người được coi là kế vị, để giữ quyền hành.
Hồ chí Minh giết Tạ thu Thâu và « tất cả những ai ngăn cản bước tiến quyền lực của tôỉ », như chính lời ông tuyên bố, theo quyển Hồ chí Minh, mà tác giả là một ký giả Pháp, Jean Lacoutue.
Sở dĩ những con người bất bình thường này đã trở thành quỉ là vì chúng được thấm nhuần lý thuyết bất bình thường của Marx.

I I) Lý thuyết Mác Lê là lý thuyết chủ trương hận thù

1) Lý thuyết của Marx bất bình thường vì chủ trương hận thù, đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử. (1)
Lịch sử được định nghĩa là cuộc sống của một người, một nhóm người, một cộng đồng như một quốc gia hay lớn hơn là toàn thể nhân loại ; là sự ghi chép lại những cuộc sống đó, những biến cố quan trọng. Nếu chúng ta định nghĩa như vậy, thì bình thường cuộc sống của con người, của một cộng đồng là hòa bình chứ đâu phải bạo động, lúc nào cũng chiến tranh. Chiến tranh chỉ là cái gì bất bình thường. Chúng ta có thể lấy lịch sử của 2 quốc gia Pháp và Đức, 2 quốc gia thù nghịch nhau nhất, là nguyên nhân xa gần và cũng là tác nhân chính của 2 cuộc Thế Chiến. Mặc dầu vậy, chiến tranh cũng chỉ là cái gì bất bình thường của 2 quốc gia này. Lịch sử bình thường của họ là không có chiến tranh, mà là hòa bình.
Marx và Engels viết : « Lịch sử của mọi xã hội cho tới ngày hôm nay chỉ là lịch sử của đấu tranh giai cấp. » ( Marx và Engels – Le Manifeste du Parti communiste – trang 19- nhà xuất bản Union générale d’Editions-Pars – 1962) Khi viết câu này vào năm 1947, xuất bản ở bên Anh vào năm 1948, Marx mới có 29, Engels mới có 27 tuổi, vì Marx sinh năm 1818, Engel sinh năm 1820. Hai người có thể biết nhiều về lịch sử Âu châu, về lịch sử Cách mạng Pháp 1789, nhưng chắc chắn không thể biết tất cả lịch sử của những nước khác trên thế giới, vì còn trẻ quá để đọc nhiều, và cũng không đủ chín chắn để suy ngẫm về cuộc đời của chính mình và về lịch sử nói chung. Và ngay dù lịch sử Âu châu cũng không thể đi từ cái nhìn đơn giản hóa lịch sử qua cuộc Cách mạng Pháp 1789, với đấu tranh giai cấp. Thiếu gì cảnh những ông lãnh chúa, hai anh em tranh ngôi vua, mang quân đánh nhau. Đó không phải là lịch sử hả ? Hay 2 anh em, 2 ông lãnh chúa ở giăi cấp khác nhau ?

2) Lý thuyết của Marx bất bình thường vì chủ trương đoạn tuyệt với quá khứ, đoạn tuyệt với tư tưởng cổ truyền

Marx viết : « Từ đó, chế độ cộng sản phá hủy mọi chân lý muôn thửơ ; nó bãi bỏ tôn giáo và đạo đức thay vì cải thiện ; nó đi ngược lại tất cả mọi hình thức phát triển lịch sử trước nó… Cách mạng cộng sản là sự đọan tuyệt tuyệt đối với chế độ tư hữu cổ truyền; không có gì phải ngạc nhiên, nếu trong tiến trình phát triển của nó, cách mạng cộng sản đoạn tuyệt tuyệt đối với những ý tưởng cổ truyền. » ( Sách đã dẫn – trang 44).
Không nói đâu xa, chúng ta chỉ suy ngẫm về đời sống của chính cá nhân chúng ta. Ngày hôm nay, hiện tại, chúng ta đang nói, đang viết, nhưng cái chúng ta nói, chúng ta suy nghĩ, chúng ta viết không phải chỉ là hiện tại, mà liên quan đến quá khứ, là tích tụ cái gì chúng ta đã học được từ bố mẹ chúng ta, từ nhà trường, từ xã hội ; và cái chúng ta đang nói, đang làm sẽ có ảnh hưởng đến tương lai. Đối với một xã hội, một văn hóa, văn minh cũng vậy. Người ta có thể ví đời sống một con người, một xã hội, một văn hóa, văn minh như một cái cây : rể cây là quá khứ, thân cây là hiện tại và cành lá là tương lai. Để cho cây lớn, rễ cây phải ăn xâu vào lòng đất để hút nhựa, thân cây phải to lớn để chuyển nhựa, cành lá phải rườm rà để hút không khí thập phương. Ngày hôm nay người ta ý thức rất rõ là đoạn tuyệt với quá khứ là tiêu hủy văn hóa và văn minh, chẳng khác nào như cắt đứt rễ một cái cây ; bảo tồn văn hóa, văn minh là sáng tạo văn hóa và văn minh. Chủ trương đoạn tuyệt với quá khứ của Marx chính là cắt đứt rễ cây vậy (2). Tất nhiên chúng ta cũng không thể nào lúc nào cũng quay về quá khứ. Những chế độ, văn hóa văn minh quá quay về quá khứ cũng đi đến chỗ tự tiêu diệt. Việc chính là biết quay mạnh về quá khứ, nhưng cũng hướng mạnh về hiện tại và tương lai. Can đảm sửa sai quá khứ và dũng cảm chấp nhận những thách thức của hiện tại. Lịch sử các dân tộc phát triển mạnh đã chứng minh như thế. Dân tộc Nhật bảo tồn văn hóa rất mạnh ; nhưng cũng chấp nhận canh tân rất sớm và rất dữ.

Lý thuyết của Marx quả thật là một lý thuyết bất bình thường, và đã được những con người bất bình thường như Lénine, Mao trạch Đông, Hồ chí Minh v.v… cướp được chính quyền, rồi mang áp dụng nó. Hậu quả là đã đưa đến thảm họa của nhân loại với 100 triệu nạn nhân của những chế độ cộng sản. Những dân tộc Nga Sô, Đông Âu đã can đảm đứng lên đấu tranh để chấm dứt chế độ bất bình thường cộng sản. Dân tộc Việt Nam, Tàu, Bắc Hàn, Cu Ba hãy can đảm đứng lên, noi gương các dân tộc trên, đấu tranh chấm dứt chế độ cộng sản, thì mới có thể trở về bình thường và mới phát triển được.

Paris ngày 11/05/2006

Chu chi Nam

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

THANG TAU CONG HOI THANG VIET CONG: TAI SAO MAY GIET DAN CUA MAY MA CHUNG MAY TU HAO LA GIET KE THU? BAC MAO DA DAY CHUNG CON LAM THE DAY

Cách đây hơn 20 thế kỷ, vào thời Xuân Thu, nhà binh pháp số một của nhân loại là Tôn Tử có nói (đại ý): “Chiếm được thành quách mà không chiếm được lòng người thì cũng kể là thất trận”. Cuối thế kỷ thứ 20, một lãnh đạo tinh thần hàng đầu của thế giới là bà Chiara Lubich, người sáng lập phong trào Focolare với hàng triệu thành viên, cũng nhắc nhở: “Những chiến tích không có tình yêu thì chỉ tày là mây khói”.

Trong những ngày này, tại Việt Nam và tại các đại sứ lãnh sự quán của Việt cộng trên khắp hoàn cầu, nhà cầm quyền Cộng sản đang tưng bừng tổ chức cái gọi là “35 năm phóng giai miền Nam”. Những đoạn phim, những hồi ký phía CS về ngày 30-04-1975 được chiếu đi chiếu lại, nhắc đi nhắc lại để cho toàn dân trong nước thấy được “cuộc chiến thắng dưới sự lãnh đạo của đảng CC”.

Quả là có một “chiến thắng” khi chiếc xe thiết giáp T54 của Cộng quân húc đổ cổng Dinh Độc lập, đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, và khi toàn bộ Quân lực miền Nam buông súng. Tiếp theo đó là những lời huênh hoang của các lãnh đạo CS đương thời, nào là “Đế quốc Mỹ đã mua trận”, nào là “Từ đây lịch sử sẽ có một cột mốc mang tên: Thế giới sau VN!”, nào là “Trong 10 năm tới chúng ta sẽ vượt Nhật, và 15 năm tới sẽ vượt Mỹ” v.v…. Men “chiến thắng” của CS cũng bày tỏ qua nhiều hành động đáng được ghi vào lịch sử: xua đuổi hoặc giết bỏ các thương binh VNCH để chiếm lấy các quân y viện, trục xuất khỏi nhà thân nhân các quân cán chính miền Nam không may có cơ ngơi hơi khá to đẹp, kìn kìn khuân vác chuyên chở bao tài sản công lẫn tư ra miền Bắc, chia chác cho nhau đất đai nhà cửa của kẻ thua trận, gọi đấy là chiến lợi phẩm, tìm cách “mượn vĩnh viễn” vô số cơ sở của các giáo hội… Tuy nhiên, đó chỉ mới là những hành động ăn cướp kiểu đột xuất. Phải ăn cướp có chính sách thì mới chứng tỏ ta là người chiến thắng oanh liệt! Thế là những chủ trương thâm độc ra đời: nào là “xây dựng kinh tế mới” để tước đoạt nhà cửa của cư dân thành thị miền Nam, nào là “cải tạo công thương nghiệp” để cướp bóc và phá hủy hạ tầng cơ sở đầy hữu hiệu của nền kinh tế tư bản, nào là “cải tạo tư tưởng chính trị” để đọa đày hàng triệu quân cán chính VNCH -tài nguyên đất nước- trong vô số trại tù khủng khiếp mang mỹ danh lừa dối “trại cải tạo”, để tống ra khỏi mọi cơ quan công quyền, mọi cơ sở giáo dục ở miền Nam những “đầu óc ngụy độc hại” vốn cũng là nguyên khí quốc gia, để tịch thu phá hủy bao kho tàng văn hóa từ văn chương, âm nhạc tới mỹ thuật, từ tủ sách thư viện tới thánh thất miếu đình, từ lễ hội nhân gian đến lễ hội tôn giáo, nào là “san bằng lợi tức, thực hiện công bình xã hội” qua mấy chiến dịch hoán đổi tiền, đăng ký vàng nhằm mục đích vét sạch túi nhân dân và vô sản hóa quần chúng ngoài đảng. Đó là chưa kể chủ trương bán bãi, săn lùng người vượt biên chỉ nhằm mục tiêu chủ yếu là cướp nữ trang vàng bạc của những ai không chịu đựng nổi chế độ mà muốn thoát ra nước ngoài.

Và đây chính là một trong những dấu hiệu của việc chiến thắng trở thành chiến bại. Sự thất bại này có nhiều mặt. Trước hết thất bại về mặt nhân tâm. Ngay trong những tháng ngày hấp hối của chế độ Sài Gòn, hàng triệu người miền Nam đã dùng đủ mọi cách để vào nam, “chạy giặc CS”, trốn “đoàn quân giải phóng” như trốn ôn dịch. Sau đó vài tháng là hàng ngàn, hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn, rồi cả triệu người dân miền Nam (những ai có cơ may và phương tiện), thậm chí cả một số dân miền Bắc, đã “bỏ phiếu bằng chân”, liều mạng tìm đường thoát khỏi “thiên đường xã hội chủ nghĩa” bằng tất cả mọi phương tiện. “Nạn thuyền nhân” như tên gọi hiện giờ là những trang bi hùng nhất của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc. Hiện nay, cuộc đào thoát khỏi chế độ vẫn còn tiếp diễn, dưới hình thức kết hôn với Việt kiều, du học không về nước, đoàn tụ theo diện bảo lãnh, làm công nhân xuất khẩu rồi trốn ở lại… Nhưng trước đó phải kể đến sự thất vọng, ngỡ ngàng và đau xót của bao chiến binh hay dân thường miến Bắc lần đầu tiên vào được miền Nam, thấy được cảnh sống sung túc, bầu khí tự do, trình độ phát triển và tinh thần nhân bản của VNCH. Ai quên được những giòng nước mắt tức tưởi của nhà văn Dương Thu Hương ngồi xuống bên vệ đường thành phố Sài Gòn tháng 5 năm ấy, và lời tuyên bố cay đắng sau đó của bà: “Cuộc chiến giải phóng miền Nam là cuộc chiến ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc”. Nhạc sĩ Tô Hải, một người từ trong lòng chế độ ở miền Bắc, cách đây khá lâu cũng nhận định: “Đây là sự hy sinh cực kỳ vô duyên cho một chủ nghĩa không tưởng, cho sự tiếm quyền của một lớp người đang âm mưu làm Vua của cái nước Việt Nam khốn khổ này bằng chiêu bài Độc lập, Tự do mà ở các nước người ta đã có từ nửa thế kỷ trước nay rồi, vì người ta may mắn thay đã không có đảng Cộng sản cai trị!” Ông còn nói thêm về cái động lực gây nên cuộc chiến đó là chủ nghĩa cộng sản: “Đấy chính là một tà giáo đại bịp nhất trong lịch sử loài người mà những tên lãnh tụ tối cao của chúng dựa vào đó để gây chiến tranh nồi da xáo thịt, để tiến hành âm mưu hiểm độc tiêu diệt mọi lòng tin khác, mọi nhận thức, mọi tình cảm, mọi tình yêu, kể cả lòng yêu nước của con người!”.

Tiếp đến là thất bại về mặt kinh tế. Những chính sách như cải tạo công thương nghiệp, đưa miền Nam hòa nhập vào nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, những chủ trương như đổi tiền, tự sản tự tiêu, ngăn sông cấm chợ, bãi chợ đông đồng… thập niên 1975-1985 đã đẩy đất nước đến bờ vực thẳm. Cuộc “đổi mới kẻo chết” do toàn dân uất ức đòi hỏi (chứ không do nhận định sáng suốt của đảng như CS tuyên truyền) đã đưa đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, tự do buôn bán làm ăn sản xuất khiến người dân dễ thở hơn một chút. Nhưng cũng vì thòng cái đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, dành ưu tiên cho “kinh tế quốc doanh, công ty nhà nước”, dựa nguyên tắc “đất đai nhân dân chỉ có quyền sử dụng” (còn quyền quản lý -thực chất là quyền sở hữu- thuộc nhà nước, thuộc đảng), đưa ra những chương trình quy hoạch đất đai, mở rộng đô thị, xây dựng khu chế xuất, mời gọi đầu tư nước ngoài… bất chấp sự bảo vệ môi trường, sự an sinh của dân chúng, sự tôn trọng tài sản công dân, sự đồng bộ trong kế hoạch phát triển, cộng thêm nạn “quy hoạch treo”, “lãnh chúa địa phương”, “cường hào ác bá”… tất cả đã tạo nên một thiểu số tư bản đỏ giàu sụ, sống xa hoa, thuộc giai cấp thượng lưu, bên cạnh một thiểu số trung lưu và đại đa số nhân dân bị đẩy vào giai cấp hạ lưu nghèo khổ… Đất nước hiện sống còn nhờ dựa vào việc bán tài nguyên (, mượn vốn quốc tế, trông chờ kiều hối hải ngoại…

Thất bại về mặt ngoại giao quốc phòng. Năm 1975 chiến thắng nhờ đàn anh Trung Cộng, (TC), Việt cộng (VC) càng hí hửng tin vào tình quốc tế vô sản, nghĩa đồng chí anh em (niềm tin này có từ thời tên quốc tặc HCM). Thế nhưng bang giao quốc tế chỉ là vấn đề quyền lợi dân tộc, nghĩa tình cộng sản chỉ là cá lớn nuốt cá bé, trong tội ác (nhất là tội ác xâm lăng) không có đồng chí mà chỉ có đồng lõa, sẵn sàng phản bội nhau khi chia chác chiến lợi phẩm. Liền sau chiến thắng, Trung cộng đã đòi trả nợ. Khổ nỗi đầu óc bành trướng đại Hán chỉ đòi trả bằng đất đai. Thế là VC phải để yên cho TC xây dựng Hoàng Sa mà chúng đã chiếm của VNCH một năm trước đó. Tới năm 1979 lại đành mất một số cao điểm chiến lược trên vùng biên giới phía Bắc. Năm 1999 rồi 2000 lại dâng tiếp cho quan thầy gần cả ngàn km2 lãnh thổ và trên mười ngàn km2 lãnh hải. Năm 2008 lại để cho Tàu vào tận trong đất nước qua dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, qua chủ trương cho thuê rừng quốc phòng và rừng phòng hộ. Song song đó là để cho lân quốc Bắc phương, kẻ thù truyền kiếp, xâm lấn quốc gia về mặt kinh tế, văn hóa, chính trị. Chiến thắng cho độc lập tự do đâu chả thấy, chỉ thấy đất nước, nhất là Bộ Chính trị đảng, ngày càng vào trong cái rọ của Tàu đỏ.

Thất bại về mặt chính trị. Ngay từ thập niên 70-80, đã có những cuộc nổi loạn của nhiều tổ chức vũ trang muốn phục quốc, những phản kháng bất bạo động của một số thường dân hay tín đồ bị chèn ép, sự bất mãn của nhiều chiến binh, cán bộ thấy mình bị lợi dụng xương máu, lường gạt lý tưởng… Đến cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, phong trào phản kháng tại quốc nội và ở hải ngoại ngày càng dâng cao. Nhiều nhóm, khối, tổ chức, chính đảng phi cộng và chống cộng trong nước xuất hiện. Họ mạnh mẽ tố cáo những tội ác, vạch trần những sai lầm của chủ nghĩa, chế độ và chính đảng CS. Họ truyền bá cho dân những ý niệm về tự do, nhân quyền, công bằng, dân chủ, để nêu bật tính đàn áp, phi nhân, bất công, độc tài của chế độ. Nhiều tín hữu và chức sắc, nhiều tổ chức và cộng đồng giáo hội cũng đứng lên, một mặt kêu gào tự do tôn giáo, một mặt đòi hỏi công lý nhân quyền, qua những bài quan điểm, những buổi cầu nguyện, những cuộc tập hợp, những lần biểu dương trước tòa, những chiến dịch bất tuân dân sự… Mới đây lại có phong trào tố cáo sự can thiệp của CS vào nội bộ tôn giáo và sự thỏa hiệp của một số chức sắc quan trọng. Vô số trí thức và sinh viên học sinh cũng tổ chức những cuộc xuống đường chống ngoại xâm lẫn nội xâm, thiết lập những trang dân báo điện tử, những diễn đàn liên mạng để bày tỏ chính kiến trước những vấn đề của đất nước xã hội, hình thành những tổ chức dân sự, phi chính phủ (hay tự giải thể) để bày tỏ lập trường…. Cộng đồng người Việt hải ngoại cũng ngày càng nêu cao chính nghĩa của tự do dân chủ, tinh thần của VNCH qua vô số hoạt động như tẩy chay tham dự, biểu tình phản đối những gì là của Việt cộng, như hiệp thông bênh vực, ủng hộ tài trợ cho phong trào dân chủ trong nước, như thông tin cho quốc tế, vận động các chính khách về mặt thật chế độ, hiện thực Việt Nam…

Tất cả những điều trên cho thấy sau 35 năm, những ai và cái gì mới thực sự chiến thắng. Như trong tôn giáo, người chiến thắng là vị tử đạo kiên cường giữ vững đức tin dù phải bị bắt quỳ trước kẻ ngồi ngai bách hại, thì trong chính trị xã hội cũng vậy, người chiến thắng là người đang xác tín, đang theo đuổi và đang nỗ lực thực hiện các giá trị dân chủ nhân quyền, dù tạm thời bị tà lực độc tài đàn áp. Bởi lẽ chiếm được thành, được nước mà không chiếm được lòng người như Tôn Tử nói thì chiến thắng cái nỗi chi???

BAN BIÊN TẬP




Ngày 30 Tháng Tư Nhìn Lại
Nguyên Thạch

Sau ba mươi lăm năm Việt Nam thống nhất,đất nước gom về một mối mà tập thơ “Vô Đề“ có diễn đạt “Một mối hận thù, một mối đau thương“.

Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc,từ đời các vua Hùng dựng nước cho tới thời điểm này, đất nước ta chưa bao giờ thảm bại như hôm nay. Hãy ôn lại qua từng thời kỳ và sự di hại của nó để hiểu rằng Việt nam là một đất nước cô đơn và dân tộc Việt là một dân tộc bất hạnh.

1975-1986. Giai đoạn của sự hoang mang và tàn phá khủng khiếp

Để thực thi cái gọi là kinh tế tập trung, một trong những lý thuyết cơ bản của chủ nghĩa xã hội hoang tưởng, bọn mù quáng ngông cuồng đã cho ra đời chủ trương hợp tác xã, cho mọi ngành mọi nghề, đẩy toàn bộ xã hội gần như là thụt lùi về thời công xã, gây bao hoang man lo sợ cho cả nước. giai đoạn mà những thứ vô tri vô giác như cây cột điện cũng muốn ra đi. Một giai đoạn mà trong lịch sử chưa hề có số lượng người bỏ nước lánh nạn đông đảo, làm rung động trái tim của cả thế giới.

Một thời, mà chính người cộng sản cũng phải hổ thẹn, nhục nhã,cố tình lẫn tránh, không dám đề cập hoặc nhắc tới hình ảnh đen tối này. Nhưng với bản chất gian dối và kiêu ngạo,họ không hề có một lời xin lỗi trước quốc dân đồng bào về những sai lầm nghiêm trọng đó.

Đổi mới

Sau chuỗi dài những bài học thất bại thê thảm, để cứu vãn chế độ,nhà cầm quyền cho áp dụng nền “Kinh tế thị trường“ với cái đuôi “Theo định hướng xã hội chủ nghĩa“, một thứ lý luận lấp liếm, ngụy biện vu vơ. Điều này,đã nói lên rằng kinh tế XHCN là một nền kinh tế què quặt, thảm bại. Câu dân gian “Xuống Hố Cả Nút“, đã nói lên trọn vẹn cái ý nghĩa của nó.

Đất nước hẹp dần

Độc đảng cộng sản mà quyền lực được thu gọn trong tay chính trị bộ,15 khuôn mặt đần độn, má bỉnh da chì, sẵn sàn cúi đầu quì gối trước thiên triều đại Hán để mong được sự bao che và ban ân huệ. Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, Hoàng-Trường Sa, vịnh Bắc Bộ, đất rừng các tỉnh dọc biên thùy và sâu trong nội địa, Beauxite Tây Nguyên đều bị hiến dâng cho ngoại bang để được nắm giữ quyền lợi cho cá nhân và băng đảng.

Kinh tế tụt hậu

Dưới sự lãnh đạo của một guồng máy nhà nước trì trệ, u muội, quan liêu, sau ba mươi lăm năm không chiến tranh mà nền kinh tế vẫn lẽo đẽo mò mẩm theo đuôi các nước lân bang trong khu vực, xa tít từ ba đến năm mươi năm, thì việc sánh vai với các nước tiên tiến là chuyện hoang tưởng xa vời.

Đó là chưa nói đến nguồn tài trợ lớn mà nhà nước Việt Nam không cần phải trả lại cả vốn lẫn lời. Một số tiền cho không, nhờ vậy mà đảng đã cầm được hơi cho tới hôm nay.

Chính trị độc tài

Mang trong đầu tư duy của phong kiến Tàu và tư tưởng Mác-Lê, bằng mọi cách phải cướp chính quyền, hùng cứ giang sơn mỗi nhóm một tỉnh, một huyện để chia nhau hưởng lợi hầu bù lại những tháng năm gian nan khổ nhọc. Ban tư tưởng văn hóa trung ương cùng các báo đài ra rã hằng ngày, chẳng qua chỉ là một lối mị dân, chứ chẳng phải vì đất nước, vì dân tộc gì cả. Phương thức ngụy biện nhằm che dấu ý đồ của gián điệp của Trung Cộng mà ngay cả những năm tháng khởi đầu dậy binh, Hồ Chí Minh đã ra lệnh cho Phạm Văn Đồng dâng bản công hàm ngày 14 tháng 09/1958, một văn kiện công nhận Hoàng Sa ( Tây Sa )- Trường Sa ( Nam Sa ) thuộc quyền Trung Cộng. Cuộc hải chiến oai hùng của hải quân VNCH từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 01/1974 trong sự làm ngơ của Bắc Việt là những minh chứng hùng hồn nhất cho hành động bán nước. Còn nữa, chẳng phải Tố Hữu tự phát mà có những câu nô dịch như: “Bên nay biên giới là nhà, bên kia biên giới cũng là quê hương“, hoặc:

“Giết, giết nữa đi bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xì ta Lin bất diệt“.

Theo đuổi một nền chính trị bưng bít, hẹp hòi,sắt máu, không chấp nhận đối lập, không quan tâm đến ý kiến của dân chúng,cũng chỉ nhằm mục đích che dấu mưu lược thâm độc đó.

Một thể chế chính trị cấm người dân nêu cao tinh thần yêu nước, cấm phê phán những tiêu cực của nhà cầm quyền, bởi cho đó là “ bí mật quốc gia “!. Thử hỏi,có quốc gia nào trên thế giới lại đi cầm tù hoặc đánh đập, ngăn cấm sinh viên học sinh cùng những nhà tranh đấu thể hiện lòng ái quốc, chống kẻ thù nghìn năm phương Bắc?. Ngoại trừ Bắc Hàn, Trung Cộng và Việt Nam. Ngày nào còn sự hiện hữu của đảng cộng sản, ngày ấy Trung Cộng còn có nhiều cơ hội tốt để thực thi mưu định chiếm cứ Việt Nam.

Xã hội lừa lọc và tham nhũng

Người ta thường ví rằng “Nhà nước nào, dân chúng nấy“ hoặc “Cha nào con nấy“. Bắt nguồn từ sự gian dối của đảng cộng sản, qua những cuộc đấu tố 1953-1956, người dân bị tiêm nhiễm rằng phải thủ đoạn,phải gian dối mới được tồn tại. Ở Việt Nam, rất nhiều người nói dối tài tình y như nói thật mà không hề biết chớp mắt ngượng miệng.

Một xã hội mà sự hối lộ, tham nhũng dường như bất trị. Các quan chức từ trung ương cho đến địa phương, mọi ngành, mọi cấp, đa số đều có dính líu đến tham nhũng. Tham ô một cách có hệ thống và có bao che, nếu có chăng những vụ án thì chỉ là dơ cao đánh khẽ, rồi cuối cùng cũng được “hạ cánh an toàn“.

Đạo lý suy đồi

Là những người còn lương tri,không ai không tránh khỏi đau lòng khi nhìn thấy bao tinh hoa quí báo, tình tự tốt đẹp của khối dân tộc, được truyền giữ qua bao ngàn năm, nay đã bị đảng cộng sản hủy hoại một cách vô tâm oan uổng. Vì tranh giành với nhau để được sinh tồn, vì miếng cơm manh áo, vì tư lợi cá nhân trong một bối cảnh nghèo đói mà người ta sẵn sàng tố giác, đạp đổ lên nhau để tiến thân.Trong một xã hội mà con người chỉ biết giành giựt, thu ghém cho riêng mình, vô cảm, thờ ơ trước bao cảnh đời khốn khổ hoạn nạn khác. Một xã hội mà lương tâm không giá trị bằng “lương thực“.

Dưới sự làm ngơ của nhà nước hoặc tiếp tay chia chát với những tên tội phạm buôn người, tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em Việt Nam qua Trung Cộng, Campuchia cùng các nước khác đầy ải thanh niên đi lao nô khắp thế giới để bòn rút ngoại tệ là những câu chuyện, những hình ảnh nhức nhối, đau thương cho cả một dân tộc. Chưa bao giờ người con gái Việt Nam phải bỏ xứ, xa cha mẹ,người thân để đi lấy chồng nước ngoài Đài Loan, Nam Hàn, Singapore… và bị ngược đãi nhiều như thế. Rồi đây Việt Nam sẽ là Bò Tèn (Botel City) thứ hai. Người dân bản xứ sẽ là những đám nô lệ trên chính quê hương mình để phục tùng cho những chủ nhân ngoại quốc.

Đối diện với những sự thật

Trong hiện tình của đất nước, đây là một thời kỳ đen tối nhất của Tổ Quốc,15 tên thái thú đã và đang sẵn sàn bán đứng Quê Hương. Và đây cũng là cơ hội thuận tiện nhất cho ngoại bang Hán phiệt thôn tính Việt Nam. Tất cả người Việt chúng ta hãy sớm nhận thức nguy cơ và hãy sớm hành động trước khi quá muộn.

Chúng ta sẽ không chấp nhận và cũng không muốn nhìn thấy Việt Nam là Tây Tạng thứ hai. Còn gì ghê rợn, đau đớn bằng khi chứng kiến phụ nữ Việt Nam và con cháu của chúng ta lâm vào hoàn cảnh khủng khiếp như thế.

Trung cộng sẽ nhân cơ hội thuận tiện do đảng csVN nối giáo mà có những bước tiến nhanh, rõ nét nhất là mới đây, nhà nước công bộc chuẩn bị thỏa hiệp cho quân đội sát nhập với lực lượng vũ trang của Trung Cộng trong cái gọi là hiệp tác toàn diện, song phương quốc phòng. Thử tưởng tượng, hai binh đội, ngoại công nội đàn áp thì người dân sao gánh chịu nổi,khi trong tay không một tất sắt.

Quân đội nhân dân Việt Nam

Các anh chị mau thức tỉnh. Tổ quốc đã lâm nguy. Khi mà nền trật tự của thế giới vẫn còn hiệu lực thì việc xua hàng triệu quân đánh chiếm, tiêu diệt đội quân của quốc gia khác là điều khó mà thực hiện, nhưng việc giết từ từ, giết dần mòn cho đến hết sạch các anh chị là hành vi có thể xảy ra. Tuy nhiên,trong tương lai, cuộc tiến quân để quét sạch đối phương trong cùng một lúc thì không ai dám hứa hẹn và bảo đảm.

Có lợi thế dân số đông đảo nhất thế giới, và đường hải giới lưỡi bò, cùng lực lượng đặc công Tây Nguyên, cộng với đạo quân thứ năm trên khắp hang cùng ngõ tận của ba miền đất nước, đạo quân này với tiền bạc và uy lực,chúng sẽ nắm toàn bộ nền kinh tế và là lực lượng nội gián nồng cốt cho người anh em đồng chủng, viêc thôn tính toàn bộ Việt Nam là chuyện thời gian. Với con số khổng lồ, gần 1.500.000.000 người thì vấn đề thí vài triệu quân để hốt sạch các anh chị để bù vào đó là quân đội mẫu quốc, đó không là chuyện lạ. Họ mơ ước được di dời 50 triệu thanh niên sang mảnh đất này, lấy vợ Việt để gây giống và thuần hóa giòng máu đại Hán. Như nêu trên, thế thì đàng nào cũng sẽ chết, nếu được chết cho quê hương sinh tồn, hẳn là có ý nghĩa hơn là chết trong vô nghĩa, tủi nhục.

Công an

Các anh chị hãy sống cho tròn đạo nghĩa, là con dân thì không bao giờ quay lại bắt bớ đánh đập cha mẹ, anh em, đồng bào ruột thịt của mình. Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là việc phải làm, nhưng quay mũi súng vào nhân dân vô tội là hành động phi luân lý. Các anh chị nên biết ơn những người hy sinh bản thân để kêu gọi toàn dân đứng lên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, sự độc lập của dân tộc mà các anh chị là những thành viên trong lòng dân tộc ấy.

Sau ba mươi lăm năm, đất nước vẫn hiện hữu một đảng vong nô, phản quốc. Một nhà nước ươn hèn quì gối. Một quốc hội bù nhìn, đốn mạt. Một nền luật pháp độc đoán, tùy tiện. Mười lăm tên ở bắc bộ phủ chỉ là một khối thịt rữa tanh hôi, chúng không mạnh như ta lầm tưởng, nếu chúng ta, tất cả đều đồng lòng đứng dậy đạp đổ chúng ra khỏi quyền lực.

Nhìn lại đất nước sau ba mươi lăm năm, giờ Tổ Quốc đang đứng bên bờ vực thẳm. Lòng người tan tác với bao nỗi hoang man lo sợ, một cuộc sống với tương lai bấp bênh vô định. Trước hiện trạng dường như vô vọng ấy, 85 triệu người Việt quốc nội cùng hơn 3 triệu người Việt hải ngoại, chúng ta phải làm gì ?. Đó là câu hỏi cho những ai còn có tấm lòng cho quê hương Việt Nam thân yêu.

Tuy ba mươi lăm năm trôi qua, một chuỗi thời gian dài đầy bi đát và oan nghiệt, nhưng không vì thế mà chúng ta đánh mất niềm tin. Cả thế giới văn minh, hiện đang tập trung cô lập Trung Cộng mà Mỹ là quốc gia có chiến lược dẫn đầu. Bởi Trung Cộng là hiểm họa, là mối đe dọa cho sự ổn định của toàn thế giới. Hãy nung nấu ý chí quật cường, khi cơ hội đến, chúng ta sẽ đứng lên giành lại những gì đã mất. Ngày quang phục Quê Hương không còn xa nữa.

Nguyên Thạch


35 năm sau, những chiến binh cả 2 miền Nam-Bắc hai thằng anh em ruột, cùng máu đỏ, da vàng, cùng bà mẹ Âu Cơ sinh ra, xông vào chém giết lẫn nhau.

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA

Những chiến binh thuộc hai Miền Nam-Bắc, những người đã từng là đối thủ, kẻ thù của nhau trong suốt cuộc chiến, 35 năm sau họ nói gì?

Phát triển kinh tế nhưng vẫn còn khoảng cách giàu nghèo.
Biến cố 34-4-1975 được xem là “một sự đổi đời” khiến hàng triệu người phải vượt thoát tìm tự do, trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông. Hàng triệu người khác bị cầm tù, bị xua đuổi khỏi thành thị, bị bần cùng hóa, bị tước đoạt quyền sống.
Đáp lời mời của Ban Việt Ngữ, hai cựu sĩ quan Không Quân và Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, một cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân và một cựu đảng viên Cộng Sản từng được cử du học Đông Âu, trình bày những suy nghĩ của mình đối với hiện tình đất nước, sau khi đã dứt tiếng súng từ 35 năm qua; hòa bình được vãn hồi, kinh tế đang phát triển, xã hội ổn định, tuy nhiên người dân Việt cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, được chính những chiến binh của hai miền Nam-Bắc nêu lên với RFA.
Tự do, dân chủ, độc lập?
Một quân nhân Không Quân miền Nam có gần 25 năm thâm niên công vụ, cựu tù nhân cải tạo với 7 năm tù, từ California, ông Nguyễn Thanh Liêm phân tích về tình hình đất nước:
“Về mặt chủ quyền: Giáp ranh biên giới Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc và các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa đều bị Trung Quốc cướp mất. Trên Internet tố cáo Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận hối lộ trên trăm triệu đô la cho Trung Quốc khai thác Bô Xít tại Cao Nguyên.

Về mặt xã hội: Việt Nam đàn áp một cách khốc liệt các nhà tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, luôn cả các nhà tu hành đòi tự do tôn giáo, bắt cầm tù và tra tấn trong các nhà giam. Chưa có một chính phủ nào, luôn cả thời thực dân đế quốc đô hộ, cũng chưa bằng thời nay do cộng sản cai trị; không có luật pháp, chỉ có luật rừng do họ dựng nên để đè đầu người dân Việt Nam.

Cộng sản Việt Nam cho xuất khẩu lao động đem dân đi làm nô lệ cho quốc tế, hạ nhân phẩm người phụ nữ Việt Nam, buôn bán phụ nữ làm vợ cho người Đài Loan, Đại Hàn, và có nhiều người phải làm vợ cho cả gia đình cha con và anh em. Trẻ em 8, 10 tuổi thì đưa sang Campuchia cho vào các động mãi dâm làm gái với khách thập phương.

Về giai cấp: Số đông dân chúng quá nghèo, thành phần giai cấp lãnh đạo thì quá giàu, một bữa tiệc gần cả trăm ngàn đô la, một chai rượu ngoại cả ngàn đô, nhà cao cửa rộng, như nhà của cựu Tổng Bí Thư Lê khả Phiêu đã phô bày trên Internet.
Lời nói của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” là một câu nói bất hủ muôn đời! Cộng Sản miền Bắc xâm lăng miền Nam, không xem dân miền Nam là tình ruột thịt anh em mà đối đãi như kẻ thù cần tiêu diệt. Đảng cộng sản phải giải tán, để cho nhân dân Việt Nam tự do bầu lấy một chính quyền do Dân, phục vụ Dân và lập quyền Dân.”
Thất vọng
Kế đó, một cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân, nhiều năm chiến đấu ngoài mặt trận từng chứng kiến bao đồng đội gục ngã, hy sinh máu xương để thực hiện chiêu bài “Giải Phóng Miền Nam” do Hà Nội chủ trương, ông Vũ Cao Quận nói lên niềm tâm sự của mình, được gói gọn qua hai chữ “thất vọng”:
“Tôi lúc này như ngọn nến mong manh trước gió, tắt lúc nào chưa biết, những lời nói của tôi là điều tôi nói thật. Cuộc chiến đấu giải phóng Miền Nam đối với tôi, khi sắp sửa ra đi với các cụ rồi, tôi chỉ đau lòng là cuộc chiến đấu đó là “nồi da xáo thịt”, hai anh em xông vào bắn giết lẫn nhau. Một bên là người Mỹ cho kẹo cao su với khẩu AR 15, một bên là Tàu với Liên Xô cho một gói lương khô với khẩu AK 47, cứ thế mà hai thằng anh em ruột, cùng máu đỏ, da vàng, cùng bà mẹ Âu Cơ sinh ra, xông vào chém giết lẫn nhau.
Chúng tôi chẳng giải phóng Miền Nam làm gì, và Miền Nam cũng chẳng cần chúng tôi giải phóng. Cái chuyện đó đã qua lâu lắm rồi mà tôi thì già yếu quá, chỉ trả lời tóm tắt thế thôi.
Tôi chỉ thấy nỗi đau là cái giá hy sinh của đồng đội tôi, và kể cả các ông nữa, tôi không biết gọi như thế nào, là những người đồng đội, hai bên cùng vì Tổ quốc của mình mà bắn giết lẫn nhau. Đến bây giờ chỉ có điều là tôi thất vọng quá, có thế thôi, tôi sắp ra đi rồi, tôi không cần gì nữa, còn tôi thất vọng vì nó rồi, đồng đội của tôi chiến đấu chết nhiều quá. Những lời hô hào của họ thì đều đẹp đẽ cả, chẳng gây cho tôi một cái hy vọng gì cả, một chút hy vọng nào cả, tôi không chờ được nữa. Thế là công lao của tôi là công cóc rồi, không chờ được cái ngày ấy nữa đâu. Nhân dân ta thì vẫn khổ quá, không hy vọng gì cả.”
Đâu rồi lợi thế 35 năm?
Với cái nhìn của một nhà phân tích thời sự, bình luận chính trị, một cựu sĩ quan Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, ông Đại Dương đưa ra nhận xét của ông về chính sách của Hà Nội, trong hơn 3 thập niên qua, cùng các hậu quả được thể hiện rõ, hôm nay:
“Tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản đưa đất nước vào tình cảnh mà không một người Việt Nam yêu nước nào cảm thấy hài lòng, hãnh diện vì áp dụng chính sách bất dung và chọn lầm đồng minh. Hòa bình đến, nhưng, hy vọng về đất nước thanh bình, hết hận thù để cùng chung sức phát triển đã bị chính sách bất dung làm triệt tiêu có hệ thống các yếu tố góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Sách vở như chiếc túi khôn của loài người vốn tích lũy vô số kinh nghiệm bị đảng cộng sản Việt Nam đốt sạch nhằm cắt đứt sự liên hệ giữa thế hệ trẻ với sinh lực dân tộc. Chính sách bất dung dấy lên làn sóng vượt biên, thuyền nhân từ Bắc chí Nam đã vét cạn chất xám cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước phú cường.

Do đó, tập đoàn lãnh đạo Hà Nội phải dựa vào đồng minh để tồn tại đã khắc sâu những vết hằn đau đớn lên cơ thể Việt Nam. Việt Nam chọn Liên Xô làm đồng minh nên cho Mạc Tư Khoa toàn quyền sử dụng hải cảng Cam Ranh từ năm 1979 đến 2004. Áp dụng chính sách hợp-tác-hóa đã dẫn dân tộc đến bờ vực nạn đói năm 1985. Việt Nam xua quân vào Xứ Chùa Tháp năm 1979 đã kích thích Bắc Kinh mở cuộc chiến tranh biên giới khốc liệt vào năm 1979.

Liên Xô tan rã, Hà Nội lại muối mặt cầu cạnh Bắc Kinh nên phải làm quà bằng các Hiệp định về biên giới và Vịnh Bắc Bộ. Từ đó, Việt Nam có một mô hình kinh tế tư bản man dại thời đại Karl Marx, cộng với kiểu kinh tế thân hữu đã bị thế giới ruồng bỏ. Vì áp dụng mô hình lạc hậu nên đến năm 2009, lợi tức bình quân chỉ có 1,000 USD. Từ 1963 đến 1995, Nam Hàn đã nâng lợi tức bình quân từ 100 lên tới 10,000 USD.

Việt Nam đang từng phút, từng giờ đứng trước mối đe dọa mọi mặt của người đồng minh “môi hở răng lạnh”. Chỉ có dân tộc Việt Nam đồng lòng mới giải tỏa được chứ không thể trông chờ vào nhà nước ù lì và bất lực.”
Thực chất của chế độ cộng sản
Một cựu đảng viên cộng sản, du học tại Ba Lan rồi trở về nước phục vụ, nay sinh sống tại thủ đô Vác Sa Va, tiếp tục đấu tranh cho quyền lợi giới lao động Việt Nam ở hải ngoại, ông Trần Ngọc Thành giải thích vì sao ông rời bỏ hàng ngũ đảng cộng sản Việt Nam:
“Ra đi du học tại Ba Lan tôi mới bắt đầu hiểu thực chất của chế độ cộng sản là gì, tôi có rất nhiều anh chị em trực tiếp tham gia vào quân đội, có những người đã hy sinh, có những người hiện nay là thương binh. Sau này, ngày càng tìm hiểu thì tôi thấy đó là một cuộc nồi da xáo thịt của người Việt Nam đánh nhau. Người hưởng lợi chính là đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1945 thì họ cướp chính quyền tại Miền Bắc, khi đất nước chia thành hai miền sau hiệp định Geneve, họ lại bắt đầu phát động cuộc chiến tranh gọi là giải phóng Miền Nam, thực chất là họ muốn thu quyền lực về một mối, tôi rất thất vọng về chính quyền hiện nay.



Thật ra ý đồ của Hà Nội là thâu tóm tất cả chính quyền về tay người cộng sản, nhưng phải nhìn vào thực tế của đất nước, nhìn vào hạnh phúc của nhân dân mà phấn đấu. Thật ra từ năm 1975 đến nay, những người cầm quyền chỉ chăm chú vào quyền lợi của đảng cộng sản cũng như bản thân người cầm quyền, còn người dân vẫn là nô lệ trên đất nước mình. Cái nô lệ ở đây không chỉ nói riêng về kinh tế mà trên các mặt, người dân có quyền nói, biểu hiện chính kiến, cách nhìn của mình, nhưng dưới chế độ cộng sản họ bị nô dịch tất cả các mặt. Về kinh tế thì chính quyền cho cái gì thì dân được cái nấy, như việc hợp tác hóa, rồi sau này các chính sách khác về kinh tế là ngăn sông cấm chợ, cấm buôn bán, cải tạo công thương nghiệp, chỉ để phục vụ một nhóm nhỏ trong chính quyền.
hật ra thì tôi không trả thẻ đảng mà tôi vất thẻ đảng, vì những người làm chủ đất nước hiện nay, thực sự chỉ là tôi tớ cho một số đảng viên cao cấp. Phần lớn người lao động hiện nay xuất thân từ nông thôn hay thành thị, từ trước tới nay bị phân biệt đối xử, về cả kinh tế lẫn mặt chính trị. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản, thay đổi chính trị tại Đông Âu là điều cần phải thay đổi để làm cho đất nước đi lên. Tôi thấy rằng, mục tiêu của chúng ta hiện nay là làm sao cho đại bộ phận người Việt Nam được no ấm.”
Qua những góp ý của các cựu chiến binh của hai miền Nam Bắc thì 35 năm sau khi chiến tranh kết thúc Việt Nam vẫn chưa thực hiện được chủ trương “độc lập, tự do, hạnh phúc” được ghi trên quốc uy của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là mục tiêu do đảng cộng sản đề ra, từ khi lên nắm chánh quyền hồi năm 1945.

35 năm sau khi hòa bình được vãn hồi, mặc dù được Hà Nội đã được kết nạp vào WTO, là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, là chủ tịch luân phiên của ASEAN, nhưng công luận vẫn cho là Việt Nam thiếu tự do, dân chủ, không có tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, không có nhân quyền và nằm trong danh sách những quốc gia có thu nhập thấp kém trên thế giới và trong khu vực Châu Á.