Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

THANG TAU CONG HOI THANG VIET CONG: TAI SAO MAY GIET DAN CUA MAY MA CHUNG MAY TU HAO LA GIET KE THU? BAC MAO DA DAY CHUNG CON LAM THE DAY

Cách đây hơn 20 thế kỷ, vào thời Xuân Thu, nhà binh pháp số một của nhân loại là Tôn Tử có nói (đại ý): “Chiếm được thành quách mà không chiếm được lòng người thì cũng kể là thất trận”. Cuối thế kỷ thứ 20, một lãnh đạo tinh thần hàng đầu của thế giới là bà Chiara Lubich, người sáng lập phong trào Focolare với hàng triệu thành viên, cũng nhắc nhở: “Những chiến tích không có tình yêu thì chỉ tày là mây khói”.

Trong những ngày này, tại Việt Nam và tại các đại sứ lãnh sự quán của Việt cộng trên khắp hoàn cầu, nhà cầm quyền Cộng sản đang tưng bừng tổ chức cái gọi là “35 năm phóng giai miền Nam”. Những đoạn phim, những hồi ký phía CS về ngày 30-04-1975 được chiếu đi chiếu lại, nhắc đi nhắc lại để cho toàn dân trong nước thấy được “cuộc chiến thắng dưới sự lãnh đạo của đảng CC”.

Quả là có một “chiến thắng” khi chiếc xe thiết giáp T54 của Cộng quân húc đổ cổng Dinh Độc lập, đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, và khi toàn bộ Quân lực miền Nam buông súng. Tiếp theo đó là những lời huênh hoang của các lãnh đạo CS đương thời, nào là “Đế quốc Mỹ đã mua trận”, nào là “Từ đây lịch sử sẽ có một cột mốc mang tên: Thế giới sau VN!”, nào là “Trong 10 năm tới chúng ta sẽ vượt Nhật, và 15 năm tới sẽ vượt Mỹ” v.v…. Men “chiến thắng” của CS cũng bày tỏ qua nhiều hành động đáng được ghi vào lịch sử: xua đuổi hoặc giết bỏ các thương binh VNCH để chiếm lấy các quân y viện, trục xuất khỏi nhà thân nhân các quân cán chính miền Nam không may có cơ ngơi hơi khá to đẹp, kìn kìn khuân vác chuyên chở bao tài sản công lẫn tư ra miền Bắc, chia chác cho nhau đất đai nhà cửa của kẻ thua trận, gọi đấy là chiến lợi phẩm, tìm cách “mượn vĩnh viễn” vô số cơ sở của các giáo hội… Tuy nhiên, đó chỉ mới là những hành động ăn cướp kiểu đột xuất. Phải ăn cướp có chính sách thì mới chứng tỏ ta là người chiến thắng oanh liệt! Thế là những chủ trương thâm độc ra đời: nào là “xây dựng kinh tế mới” để tước đoạt nhà cửa của cư dân thành thị miền Nam, nào là “cải tạo công thương nghiệp” để cướp bóc và phá hủy hạ tầng cơ sở đầy hữu hiệu của nền kinh tế tư bản, nào là “cải tạo tư tưởng chính trị” để đọa đày hàng triệu quân cán chính VNCH -tài nguyên đất nước- trong vô số trại tù khủng khiếp mang mỹ danh lừa dối “trại cải tạo”, để tống ra khỏi mọi cơ quan công quyền, mọi cơ sở giáo dục ở miền Nam những “đầu óc ngụy độc hại” vốn cũng là nguyên khí quốc gia, để tịch thu phá hủy bao kho tàng văn hóa từ văn chương, âm nhạc tới mỹ thuật, từ tủ sách thư viện tới thánh thất miếu đình, từ lễ hội nhân gian đến lễ hội tôn giáo, nào là “san bằng lợi tức, thực hiện công bình xã hội” qua mấy chiến dịch hoán đổi tiền, đăng ký vàng nhằm mục đích vét sạch túi nhân dân và vô sản hóa quần chúng ngoài đảng. Đó là chưa kể chủ trương bán bãi, săn lùng người vượt biên chỉ nhằm mục tiêu chủ yếu là cướp nữ trang vàng bạc của những ai không chịu đựng nổi chế độ mà muốn thoát ra nước ngoài.

Và đây chính là một trong những dấu hiệu của việc chiến thắng trở thành chiến bại. Sự thất bại này có nhiều mặt. Trước hết thất bại về mặt nhân tâm. Ngay trong những tháng ngày hấp hối của chế độ Sài Gòn, hàng triệu người miền Nam đã dùng đủ mọi cách để vào nam, “chạy giặc CS”, trốn “đoàn quân giải phóng” như trốn ôn dịch. Sau đó vài tháng là hàng ngàn, hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn, rồi cả triệu người dân miền Nam (những ai có cơ may và phương tiện), thậm chí cả một số dân miền Bắc, đã “bỏ phiếu bằng chân”, liều mạng tìm đường thoát khỏi “thiên đường xã hội chủ nghĩa” bằng tất cả mọi phương tiện. “Nạn thuyền nhân” như tên gọi hiện giờ là những trang bi hùng nhất của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc. Hiện nay, cuộc đào thoát khỏi chế độ vẫn còn tiếp diễn, dưới hình thức kết hôn với Việt kiều, du học không về nước, đoàn tụ theo diện bảo lãnh, làm công nhân xuất khẩu rồi trốn ở lại… Nhưng trước đó phải kể đến sự thất vọng, ngỡ ngàng và đau xót của bao chiến binh hay dân thường miến Bắc lần đầu tiên vào được miền Nam, thấy được cảnh sống sung túc, bầu khí tự do, trình độ phát triển và tinh thần nhân bản của VNCH. Ai quên được những giòng nước mắt tức tưởi của nhà văn Dương Thu Hương ngồi xuống bên vệ đường thành phố Sài Gòn tháng 5 năm ấy, và lời tuyên bố cay đắng sau đó của bà: “Cuộc chiến giải phóng miền Nam là cuộc chiến ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc”. Nhạc sĩ Tô Hải, một người từ trong lòng chế độ ở miền Bắc, cách đây khá lâu cũng nhận định: “Đây là sự hy sinh cực kỳ vô duyên cho một chủ nghĩa không tưởng, cho sự tiếm quyền của một lớp người đang âm mưu làm Vua của cái nước Việt Nam khốn khổ này bằng chiêu bài Độc lập, Tự do mà ở các nước người ta đã có từ nửa thế kỷ trước nay rồi, vì người ta may mắn thay đã không có đảng Cộng sản cai trị!” Ông còn nói thêm về cái động lực gây nên cuộc chiến đó là chủ nghĩa cộng sản: “Đấy chính là một tà giáo đại bịp nhất trong lịch sử loài người mà những tên lãnh tụ tối cao của chúng dựa vào đó để gây chiến tranh nồi da xáo thịt, để tiến hành âm mưu hiểm độc tiêu diệt mọi lòng tin khác, mọi nhận thức, mọi tình cảm, mọi tình yêu, kể cả lòng yêu nước của con người!”.

Tiếp đến là thất bại về mặt kinh tế. Những chính sách như cải tạo công thương nghiệp, đưa miền Nam hòa nhập vào nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, những chủ trương như đổi tiền, tự sản tự tiêu, ngăn sông cấm chợ, bãi chợ đông đồng… thập niên 1975-1985 đã đẩy đất nước đến bờ vực thẳm. Cuộc “đổi mới kẻo chết” do toàn dân uất ức đòi hỏi (chứ không do nhận định sáng suốt của đảng như CS tuyên truyền) đã đưa đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, tự do buôn bán làm ăn sản xuất khiến người dân dễ thở hơn một chút. Nhưng cũng vì thòng cái đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, dành ưu tiên cho “kinh tế quốc doanh, công ty nhà nước”, dựa nguyên tắc “đất đai nhân dân chỉ có quyền sử dụng” (còn quyền quản lý -thực chất là quyền sở hữu- thuộc nhà nước, thuộc đảng), đưa ra những chương trình quy hoạch đất đai, mở rộng đô thị, xây dựng khu chế xuất, mời gọi đầu tư nước ngoài… bất chấp sự bảo vệ môi trường, sự an sinh của dân chúng, sự tôn trọng tài sản công dân, sự đồng bộ trong kế hoạch phát triển, cộng thêm nạn “quy hoạch treo”, “lãnh chúa địa phương”, “cường hào ác bá”… tất cả đã tạo nên một thiểu số tư bản đỏ giàu sụ, sống xa hoa, thuộc giai cấp thượng lưu, bên cạnh một thiểu số trung lưu và đại đa số nhân dân bị đẩy vào giai cấp hạ lưu nghèo khổ… Đất nước hiện sống còn nhờ dựa vào việc bán tài nguyên (, mượn vốn quốc tế, trông chờ kiều hối hải ngoại…

Thất bại về mặt ngoại giao quốc phòng. Năm 1975 chiến thắng nhờ đàn anh Trung Cộng, (TC), Việt cộng (VC) càng hí hửng tin vào tình quốc tế vô sản, nghĩa đồng chí anh em (niềm tin này có từ thời tên quốc tặc HCM). Thế nhưng bang giao quốc tế chỉ là vấn đề quyền lợi dân tộc, nghĩa tình cộng sản chỉ là cá lớn nuốt cá bé, trong tội ác (nhất là tội ác xâm lăng) không có đồng chí mà chỉ có đồng lõa, sẵn sàng phản bội nhau khi chia chác chiến lợi phẩm. Liền sau chiến thắng, Trung cộng đã đòi trả nợ. Khổ nỗi đầu óc bành trướng đại Hán chỉ đòi trả bằng đất đai. Thế là VC phải để yên cho TC xây dựng Hoàng Sa mà chúng đã chiếm của VNCH một năm trước đó. Tới năm 1979 lại đành mất một số cao điểm chiến lược trên vùng biên giới phía Bắc. Năm 1999 rồi 2000 lại dâng tiếp cho quan thầy gần cả ngàn km2 lãnh thổ và trên mười ngàn km2 lãnh hải. Năm 2008 lại để cho Tàu vào tận trong đất nước qua dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, qua chủ trương cho thuê rừng quốc phòng và rừng phòng hộ. Song song đó là để cho lân quốc Bắc phương, kẻ thù truyền kiếp, xâm lấn quốc gia về mặt kinh tế, văn hóa, chính trị. Chiến thắng cho độc lập tự do đâu chả thấy, chỉ thấy đất nước, nhất là Bộ Chính trị đảng, ngày càng vào trong cái rọ của Tàu đỏ.

Thất bại về mặt chính trị. Ngay từ thập niên 70-80, đã có những cuộc nổi loạn của nhiều tổ chức vũ trang muốn phục quốc, những phản kháng bất bạo động của một số thường dân hay tín đồ bị chèn ép, sự bất mãn của nhiều chiến binh, cán bộ thấy mình bị lợi dụng xương máu, lường gạt lý tưởng… Đến cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, phong trào phản kháng tại quốc nội và ở hải ngoại ngày càng dâng cao. Nhiều nhóm, khối, tổ chức, chính đảng phi cộng và chống cộng trong nước xuất hiện. Họ mạnh mẽ tố cáo những tội ác, vạch trần những sai lầm của chủ nghĩa, chế độ và chính đảng CS. Họ truyền bá cho dân những ý niệm về tự do, nhân quyền, công bằng, dân chủ, để nêu bật tính đàn áp, phi nhân, bất công, độc tài của chế độ. Nhiều tín hữu và chức sắc, nhiều tổ chức và cộng đồng giáo hội cũng đứng lên, một mặt kêu gào tự do tôn giáo, một mặt đòi hỏi công lý nhân quyền, qua những bài quan điểm, những buổi cầu nguyện, những cuộc tập hợp, những lần biểu dương trước tòa, những chiến dịch bất tuân dân sự… Mới đây lại có phong trào tố cáo sự can thiệp của CS vào nội bộ tôn giáo và sự thỏa hiệp của một số chức sắc quan trọng. Vô số trí thức và sinh viên học sinh cũng tổ chức những cuộc xuống đường chống ngoại xâm lẫn nội xâm, thiết lập những trang dân báo điện tử, những diễn đàn liên mạng để bày tỏ chính kiến trước những vấn đề của đất nước xã hội, hình thành những tổ chức dân sự, phi chính phủ (hay tự giải thể) để bày tỏ lập trường…. Cộng đồng người Việt hải ngoại cũng ngày càng nêu cao chính nghĩa của tự do dân chủ, tinh thần của VNCH qua vô số hoạt động như tẩy chay tham dự, biểu tình phản đối những gì là của Việt cộng, như hiệp thông bênh vực, ủng hộ tài trợ cho phong trào dân chủ trong nước, như thông tin cho quốc tế, vận động các chính khách về mặt thật chế độ, hiện thực Việt Nam…

Tất cả những điều trên cho thấy sau 35 năm, những ai và cái gì mới thực sự chiến thắng. Như trong tôn giáo, người chiến thắng là vị tử đạo kiên cường giữ vững đức tin dù phải bị bắt quỳ trước kẻ ngồi ngai bách hại, thì trong chính trị xã hội cũng vậy, người chiến thắng là người đang xác tín, đang theo đuổi và đang nỗ lực thực hiện các giá trị dân chủ nhân quyền, dù tạm thời bị tà lực độc tài đàn áp. Bởi lẽ chiếm được thành, được nước mà không chiếm được lòng người như Tôn Tử nói thì chiến thắng cái nỗi chi???

BAN BIÊN TẬP




Ngày 30 Tháng Tư Nhìn Lại
Nguyên Thạch

Sau ba mươi lăm năm Việt Nam thống nhất,đất nước gom về một mối mà tập thơ “Vô Đề“ có diễn đạt “Một mối hận thù, một mối đau thương“.

Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc,từ đời các vua Hùng dựng nước cho tới thời điểm này, đất nước ta chưa bao giờ thảm bại như hôm nay. Hãy ôn lại qua từng thời kỳ và sự di hại của nó để hiểu rằng Việt nam là một đất nước cô đơn và dân tộc Việt là một dân tộc bất hạnh.

1975-1986. Giai đoạn của sự hoang mang và tàn phá khủng khiếp

Để thực thi cái gọi là kinh tế tập trung, một trong những lý thuyết cơ bản của chủ nghĩa xã hội hoang tưởng, bọn mù quáng ngông cuồng đã cho ra đời chủ trương hợp tác xã, cho mọi ngành mọi nghề, đẩy toàn bộ xã hội gần như là thụt lùi về thời công xã, gây bao hoang man lo sợ cho cả nước. giai đoạn mà những thứ vô tri vô giác như cây cột điện cũng muốn ra đi. Một giai đoạn mà trong lịch sử chưa hề có số lượng người bỏ nước lánh nạn đông đảo, làm rung động trái tim của cả thế giới.

Một thời, mà chính người cộng sản cũng phải hổ thẹn, nhục nhã,cố tình lẫn tránh, không dám đề cập hoặc nhắc tới hình ảnh đen tối này. Nhưng với bản chất gian dối và kiêu ngạo,họ không hề có một lời xin lỗi trước quốc dân đồng bào về những sai lầm nghiêm trọng đó.

Đổi mới

Sau chuỗi dài những bài học thất bại thê thảm, để cứu vãn chế độ,nhà cầm quyền cho áp dụng nền “Kinh tế thị trường“ với cái đuôi “Theo định hướng xã hội chủ nghĩa“, một thứ lý luận lấp liếm, ngụy biện vu vơ. Điều này,đã nói lên rằng kinh tế XHCN là một nền kinh tế què quặt, thảm bại. Câu dân gian “Xuống Hố Cả Nút“, đã nói lên trọn vẹn cái ý nghĩa của nó.

Đất nước hẹp dần

Độc đảng cộng sản mà quyền lực được thu gọn trong tay chính trị bộ,15 khuôn mặt đần độn, má bỉnh da chì, sẵn sàn cúi đầu quì gối trước thiên triều đại Hán để mong được sự bao che và ban ân huệ. Ải Nam Quan, thác Bản Giốc, Hoàng-Trường Sa, vịnh Bắc Bộ, đất rừng các tỉnh dọc biên thùy và sâu trong nội địa, Beauxite Tây Nguyên đều bị hiến dâng cho ngoại bang để được nắm giữ quyền lợi cho cá nhân và băng đảng.

Kinh tế tụt hậu

Dưới sự lãnh đạo của một guồng máy nhà nước trì trệ, u muội, quan liêu, sau ba mươi lăm năm không chiến tranh mà nền kinh tế vẫn lẽo đẽo mò mẩm theo đuôi các nước lân bang trong khu vực, xa tít từ ba đến năm mươi năm, thì việc sánh vai với các nước tiên tiến là chuyện hoang tưởng xa vời.

Đó là chưa nói đến nguồn tài trợ lớn mà nhà nước Việt Nam không cần phải trả lại cả vốn lẫn lời. Một số tiền cho không, nhờ vậy mà đảng đã cầm được hơi cho tới hôm nay.

Chính trị độc tài

Mang trong đầu tư duy của phong kiến Tàu và tư tưởng Mác-Lê, bằng mọi cách phải cướp chính quyền, hùng cứ giang sơn mỗi nhóm một tỉnh, một huyện để chia nhau hưởng lợi hầu bù lại những tháng năm gian nan khổ nhọc. Ban tư tưởng văn hóa trung ương cùng các báo đài ra rã hằng ngày, chẳng qua chỉ là một lối mị dân, chứ chẳng phải vì đất nước, vì dân tộc gì cả. Phương thức ngụy biện nhằm che dấu ý đồ của gián điệp của Trung Cộng mà ngay cả những năm tháng khởi đầu dậy binh, Hồ Chí Minh đã ra lệnh cho Phạm Văn Đồng dâng bản công hàm ngày 14 tháng 09/1958, một văn kiện công nhận Hoàng Sa ( Tây Sa )- Trường Sa ( Nam Sa ) thuộc quyền Trung Cộng. Cuộc hải chiến oai hùng của hải quân VNCH từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 01/1974 trong sự làm ngơ của Bắc Việt là những minh chứng hùng hồn nhất cho hành động bán nước. Còn nữa, chẳng phải Tố Hữu tự phát mà có những câu nô dịch như: “Bên nay biên giới là nhà, bên kia biên giới cũng là quê hương“, hoặc:

“Giết, giết nữa đi bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xì ta Lin bất diệt“.

Theo đuổi một nền chính trị bưng bít, hẹp hòi,sắt máu, không chấp nhận đối lập, không quan tâm đến ý kiến của dân chúng,cũng chỉ nhằm mục đích che dấu mưu lược thâm độc đó.

Một thể chế chính trị cấm người dân nêu cao tinh thần yêu nước, cấm phê phán những tiêu cực của nhà cầm quyền, bởi cho đó là “ bí mật quốc gia “!. Thử hỏi,có quốc gia nào trên thế giới lại đi cầm tù hoặc đánh đập, ngăn cấm sinh viên học sinh cùng những nhà tranh đấu thể hiện lòng ái quốc, chống kẻ thù nghìn năm phương Bắc?. Ngoại trừ Bắc Hàn, Trung Cộng và Việt Nam. Ngày nào còn sự hiện hữu của đảng cộng sản, ngày ấy Trung Cộng còn có nhiều cơ hội tốt để thực thi mưu định chiếm cứ Việt Nam.

Xã hội lừa lọc và tham nhũng

Người ta thường ví rằng “Nhà nước nào, dân chúng nấy“ hoặc “Cha nào con nấy“. Bắt nguồn từ sự gian dối của đảng cộng sản, qua những cuộc đấu tố 1953-1956, người dân bị tiêm nhiễm rằng phải thủ đoạn,phải gian dối mới được tồn tại. Ở Việt Nam, rất nhiều người nói dối tài tình y như nói thật mà không hề biết chớp mắt ngượng miệng.

Một xã hội mà sự hối lộ, tham nhũng dường như bất trị. Các quan chức từ trung ương cho đến địa phương, mọi ngành, mọi cấp, đa số đều có dính líu đến tham nhũng. Tham ô một cách có hệ thống và có bao che, nếu có chăng những vụ án thì chỉ là dơ cao đánh khẽ, rồi cuối cùng cũng được “hạ cánh an toàn“.

Đạo lý suy đồi

Là những người còn lương tri,không ai không tránh khỏi đau lòng khi nhìn thấy bao tinh hoa quí báo, tình tự tốt đẹp của khối dân tộc, được truyền giữ qua bao ngàn năm, nay đã bị đảng cộng sản hủy hoại một cách vô tâm oan uổng. Vì tranh giành với nhau để được sinh tồn, vì miếng cơm manh áo, vì tư lợi cá nhân trong một bối cảnh nghèo đói mà người ta sẵn sàng tố giác, đạp đổ lên nhau để tiến thân.Trong một xã hội mà con người chỉ biết giành giựt, thu ghém cho riêng mình, vô cảm, thờ ơ trước bao cảnh đời khốn khổ hoạn nạn khác. Một xã hội mà lương tâm không giá trị bằng “lương thực“.

Dưới sự làm ngơ của nhà nước hoặc tiếp tay chia chát với những tên tội phạm buôn người, tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em Việt Nam qua Trung Cộng, Campuchia cùng các nước khác đầy ải thanh niên đi lao nô khắp thế giới để bòn rút ngoại tệ là những câu chuyện, những hình ảnh nhức nhối, đau thương cho cả một dân tộc. Chưa bao giờ người con gái Việt Nam phải bỏ xứ, xa cha mẹ,người thân để đi lấy chồng nước ngoài Đài Loan, Nam Hàn, Singapore… và bị ngược đãi nhiều như thế. Rồi đây Việt Nam sẽ là Bò Tèn (Botel City) thứ hai. Người dân bản xứ sẽ là những đám nô lệ trên chính quê hương mình để phục tùng cho những chủ nhân ngoại quốc.

Đối diện với những sự thật

Trong hiện tình của đất nước, đây là một thời kỳ đen tối nhất của Tổ Quốc,15 tên thái thú đã và đang sẵn sàn bán đứng Quê Hương. Và đây cũng là cơ hội thuận tiện nhất cho ngoại bang Hán phiệt thôn tính Việt Nam. Tất cả người Việt chúng ta hãy sớm nhận thức nguy cơ và hãy sớm hành động trước khi quá muộn.

Chúng ta sẽ không chấp nhận và cũng không muốn nhìn thấy Việt Nam là Tây Tạng thứ hai. Còn gì ghê rợn, đau đớn bằng khi chứng kiến phụ nữ Việt Nam và con cháu của chúng ta lâm vào hoàn cảnh khủng khiếp như thế.

Trung cộng sẽ nhân cơ hội thuận tiện do đảng csVN nối giáo mà có những bước tiến nhanh, rõ nét nhất là mới đây, nhà nước công bộc chuẩn bị thỏa hiệp cho quân đội sát nhập với lực lượng vũ trang của Trung Cộng trong cái gọi là hiệp tác toàn diện, song phương quốc phòng. Thử tưởng tượng, hai binh đội, ngoại công nội đàn áp thì người dân sao gánh chịu nổi,khi trong tay không một tất sắt.

Quân đội nhân dân Việt Nam

Các anh chị mau thức tỉnh. Tổ quốc đã lâm nguy. Khi mà nền trật tự của thế giới vẫn còn hiệu lực thì việc xua hàng triệu quân đánh chiếm, tiêu diệt đội quân của quốc gia khác là điều khó mà thực hiện, nhưng việc giết từ từ, giết dần mòn cho đến hết sạch các anh chị là hành vi có thể xảy ra. Tuy nhiên,trong tương lai, cuộc tiến quân để quét sạch đối phương trong cùng một lúc thì không ai dám hứa hẹn và bảo đảm.

Có lợi thế dân số đông đảo nhất thế giới, và đường hải giới lưỡi bò, cùng lực lượng đặc công Tây Nguyên, cộng với đạo quân thứ năm trên khắp hang cùng ngõ tận của ba miền đất nước, đạo quân này với tiền bạc và uy lực,chúng sẽ nắm toàn bộ nền kinh tế và là lực lượng nội gián nồng cốt cho người anh em đồng chủng, viêc thôn tính toàn bộ Việt Nam là chuyện thời gian. Với con số khổng lồ, gần 1.500.000.000 người thì vấn đề thí vài triệu quân để hốt sạch các anh chị để bù vào đó là quân đội mẫu quốc, đó không là chuyện lạ. Họ mơ ước được di dời 50 triệu thanh niên sang mảnh đất này, lấy vợ Việt để gây giống và thuần hóa giòng máu đại Hán. Như nêu trên, thế thì đàng nào cũng sẽ chết, nếu được chết cho quê hương sinh tồn, hẳn là có ý nghĩa hơn là chết trong vô nghĩa, tủi nhục.

Công an

Các anh chị hãy sống cho tròn đạo nghĩa, là con dân thì không bao giờ quay lại bắt bớ đánh đập cha mẹ, anh em, đồng bào ruột thịt của mình. Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là việc phải làm, nhưng quay mũi súng vào nhân dân vô tội là hành động phi luân lý. Các anh chị nên biết ơn những người hy sinh bản thân để kêu gọi toàn dân đứng lên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, sự độc lập của dân tộc mà các anh chị là những thành viên trong lòng dân tộc ấy.

Sau ba mươi lăm năm, đất nước vẫn hiện hữu một đảng vong nô, phản quốc. Một nhà nước ươn hèn quì gối. Một quốc hội bù nhìn, đốn mạt. Một nền luật pháp độc đoán, tùy tiện. Mười lăm tên ở bắc bộ phủ chỉ là một khối thịt rữa tanh hôi, chúng không mạnh như ta lầm tưởng, nếu chúng ta, tất cả đều đồng lòng đứng dậy đạp đổ chúng ra khỏi quyền lực.

Nhìn lại đất nước sau ba mươi lăm năm, giờ Tổ Quốc đang đứng bên bờ vực thẳm. Lòng người tan tác với bao nỗi hoang man lo sợ, một cuộc sống với tương lai bấp bênh vô định. Trước hiện trạng dường như vô vọng ấy, 85 triệu người Việt quốc nội cùng hơn 3 triệu người Việt hải ngoại, chúng ta phải làm gì ?. Đó là câu hỏi cho những ai còn có tấm lòng cho quê hương Việt Nam thân yêu.

Tuy ba mươi lăm năm trôi qua, một chuỗi thời gian dài đầy bi đát và oan nghiệt, nhưng không vì thế mà chúng ta đánh mất niềm tin. Cả thế giới văn minh, hiện đang tập trung cô lập Trung Cộng mà Mỹ là quốc gia có chiến lược dẫn đầu. Bởi Trung Cộng là hiểm họa, là mối đe dọa cho sự ổn định của toàn thế giới. Hãy nung nấu ý chí quật cường, khi cơ hội đến, chúng ta sẽ đứng lên giành lại những gì đã mất. Ngày quang phục Quê Hương không còn xa nữa.

Nguyên Thạch


35 năm sau, những chiến binh cả 2 miền Nam-Bắc hai thằng anh em ruột, cùng máu đỏ, da vàng, cùng bà mẹ Âu Cơ sinh ra, xông vào chém giết lẫn nhau.

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA

Những chiến binh thuộc hai Miền Nam-Bắc, những người đã từng là đối thủ, kẻ thù của nhau trong suốt cuộc chiến, 35 năm sau họ nói gì?

Phát triển kinh tế nhưng vẫn còn khoảng cách giàu nghèo.
Biến cố 34-4-1975 được xem là “một sự đổi đời” khiến hàng triệu người phải vượt thoát tìm tự do, trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông. Hàng triệu người khác bị cầm tù, bị xua đuổi khỏi thành thị, bị bần cùng hóa, bị tước đoạt quyền sống.
Đáp lời mời của Ban Việt Ngữ, hai cựu sĩ quan Không Quân và Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, một cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân và một cựu đảng viên Cộng Sản từng được cử du học Đông Âu, trình bày những suy nghĩ của mình đối với hiện tình đất nước, sau khi đã dứt tiếng súng từ 35 năm qua; hòa bình được vãn hồi, kinh tế đang phát triển, xã hội ổn định, tuy nhiên người dân Việt cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, được chính những chiến binh của hai miền Nam-Bắc nêu lên với RFA.
Tự do, dân chủ, độc lập?
Một quân nhân Không Quân miền Nam có gần 25 năm thâm niên công vụ, cựu tù nhân cải tạo với 7 năm tù, từ California, ông Nguyễn Thanh Liêm phân tích về tình hình đất nước:
“Về mặt chủ quyền: Giáp ranh biên giới Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc và các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa đều bị Trung Quốc cướp mất. Trên Internet tố cáo Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận hối lộ trên trăm triệu đô la cho Trung Quốc khai thác Bô Xít tại Cao Nguyên.

Về mặt xã hội: Việt Nam đàn áp một cách khốc liệt các nhà tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, luôn cả các nhà tu hành đòi tự do tôn giáo, bắt cầm tù và tra tấn trong các nhà giam. Chưa có một chính phủ nào, luôn cả thời thực dân đế quốc đô hộ, cũng chưa bằng thời nay do cộng sản cai trị; không có luật pháp, chỉ có luật rừng do họ dựng nên để đè đầu người dân Việt Nam.

Cộng sản Việt Nam cho xuất khẩu lao động đem dân đi làm nô lệ cho quốc tế, hạ nhân phẩm người phụ nữ Việt Nam, buôn bán phụ nữ làm vợ cho người Đài Loan, Đại Hàn, và có nhiều người phải làm vợ cho cả gia đình cha con và anh em. Trẻ em 8, 10 tuổi thì đưa sang Campuchia cho vào các động mãi dâm làm gái với khách thập phương.

Về giai cấp: Số đông dân chúng quá nghèo, thành phần giai cấp lãnh đạo thì quá giàu, một bữa tiệc gần cả trăm ngàn đô la, một chai rượu ngoại cả ngàn đô, nhà cao cửa rộng, như nhà của cựu Tổng Bí Thư Lê khả Phiêu đã phô bày trên Internet.
Lời nói của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” là một câu nói bất hủ muôn đời! Cộng Sản miền Bắc xâm lăng miền Nam, không xem dân miền Nam là tình ruột thịt anh em mà đối đãi như kẻ thù cần tiêu diệt. Đảng cộng sản phải giải tán, để cho nhân dân Việt Nam tự do bầu lấy một chính quyền do Dân, phục vụ Dân và lập quyền Dân.”
Thất vọng
Kế đó, một cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân, nhiều năm chiến đấu ngoài mặt trận từng chứng kiến bao đồng đội gục ngã, hy sinh máu xương để thực hiện chiêu bài “Giải Phóng Miền Nam” do Hà Nội chủ trương, ông Vũ Cao Quận nói lên niềm tâm sự của mình, được gói gọn qua hai chữ “thất vọng”:
“Tôi lúc này như ngọn nến mong manh trước gió, tắt lúc nào chưa biết, những lời nói của tôi là điều tôi nói thật. Cuộc chiến đấu giải phóng Miền Nam đối với tôi, khi sắp sửa ra đi với các cụ rồi, tôi chỉ đau lòng là cuộc chiến đấu đó là “nồi da xáo thịt”, hai anh em xông vào bắn giết lẫn nhau. Một bên là người Mỹ cho kẹo cao su với khẩu AR 15, một bên là Tàu với Liên Xô cho một gói lương khô với khẩu AK 47, cứ thế mà hai thằng anh em ruột, cùng máu đỏ, da vàng, cùng bà mẹ Âu Cơ sinh ra, xông vào chém giết lẫn nhau.
Chúng tôi chẳng giải phóng Miền Nam làm gì, và Miền Nam cũng chẳng cần chúng tôi giải phóng. Cái chuyện đó đã qua lâu lắm rồi mà tôi thì già yếu quá, chỉ trả lời tóm tắt thế thôi.
Tôi chỉ thấy nỗi đau là cái giá hy sinh của đồng đội tôi, và kể cả các ông nữa, tôi không biết gọi như thế nào, là những người đồng đội, hai bên cùng vì Tổ quốc của mình mà bắn giết lẫn nhau. Đến bây giờ chỉ có điều là tôi thất vọng quá, có thế thôi, tôi sắp ra đi rồi, tôi không cần gì nữa, còn tôi thất vọng vì nó rồi, đồng đội của tôi chiến đấu chết nhiều quá. Những lời hô hào của họ thì đều đẹp đẽ cả, chẳng gây cho tôi một cái hy vọng gì cả, một chút hy vọng nào cả, tôi không chờ được nữa. Thế là công lao của tôi là công cóc rồi, không chờ được cái ngày ấy nữa đâu. Nhân dân ta thì vẫn khổ quá, không hy vọng gì cả.”
Đâu rồi lợi thế 35 năm?
Với cái nhìn của một nhà phân tích thời sự, bình luận chính trị, một cựu sĩ quan Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, ông Đại Dương đưa ra nhận xét của ông về chính sách của Hà Nội, trong hơn 3 thập niên qua, cùng các hậu quả được thể hiện rõ, hôm nay:
“Tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản đưa đất nước vào tình cảnh mà không một người Việt Nam yêu nước nào cảm thấy hài lòng, hãnh diện vì áp dụng chính sách bất dung và chọn lầm đồng minh. Hòa bình đến, nhưng, hy vọng về đất nước thanh bình, hết hận thù để cùng chung sức phát triển đã bị chính sách bất dung làm triệt tiêu có hệ thống các yếu tố góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Sách vở như chiếc túi khôn của loài người vốn tích lũy vô số kinh nghiệm bị đảng cộng sản Việt Nam đốt sạch nhằm cắt đứt sự liên hệ giữa thế hệ trẻ với sinh lực dân tộc. Chính sách bất dung dấy lên làn sóng vượt biên, thuyền nhân từ Bắc chí Nam đã vét cạn chất xám cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước phú cường.

Do đó, tập đoàn lãnh đạo Hà Nội phải dựa vào đồng minh để tồn tại đã khắc sâu những vết hằn đau đớn lên cơ thể Việt Nam. Việt Nam chọn Liên Xô làm đồng minh nên cho Mạc Tư Khoa toàn quyền sử dụng hải cảng Cam Ranh từ năm 1979 đến 2004. Áp dụng chính sách hợp-tác-hóa đã dẫn dân tộc đến bờ vực nạn đói năm 1985. Việt Nam xua quân vào Xứ Chùa Tháp năm 1979 đã kích thích Bắc Kinh mở cuộc chiến tranh biên giới khốc liệt vào năm 1979.

Liên Xô tan rã, Hà Nội lại muối mặt cầu cạnh Bắc Kinh nên phải làm quà bằng các Hiệp định về biên giới và Vịnh Bắc Bộ. Từ đó, Việt Nam có một mô hình kinh tế tư bản man dại thời đại Karl Marx, cộng với kiểu kinh tế thân hữu đã bị thế giới ruồng bỏ. Vì áp dụng mô hình lạc hậu nên đến năm 2009, lợi tức bình quân chỉ có 1,000 USD. Từ 1963 đến 1995, Nam Hàn đã nâng lợi tức bình quân từ 100 lên tới 10,000 USD.

Việt Nam đang từng phút, từng giờ đứng trước mối đe dọa mọi mặt của người đồng minh “môi hở răng lạnh”. Chỉ có dân tộc Việt Nam đồng lòng mới giải tỏa được chứ không thể trông chờ vào nhà nước ù lì và bất lực.”
Thực chất của chế độ cộng sản
Một cựu đảng viên cộng sản, du học tại Ba Lan rồi trở về nước phục vụ, nay sinh sống tại thủ đô Vác Sa Va, tiếp tục đấu tranh cho quyền lợi giới lao động Việt Nam ở hải ngoại, ông Trần Ngọc Thành giải thích vì sao ông rời bỏ hàng ngũ đảng cộng sản Việt Nam:
“Ra đi du học tại Ba Lan tôi mới bắt đầu hiểu thực chất của chế độ cộng sản là gì, tôi có rất nhiều anh chị em trực tiếp tham gia vào quân đội, có những người đã hy sinh, có những người hiện nay là thương binh. Sau này, ngày càng tìm hiểu thì tôi thấy đó là một cuộc nồi da xáo thịt của người Việt Nam đánh nhau. Người hưởng lợi chính là đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1945 thì họ cướp chính quyền tại Miền Bắc, khi đất nước chia thành hai miền sau hiệp định Geneve, họ lại bắt đầu phát động cuộc chiến tranh gọi là giải phóng Miền Nam, thực chất là họ muốn thu quyền lực về một mối, tôi rất thất vọng về chính quyền hiện nay.



Thật ra ý đồ của Hà Nội là thâu tóm tất cả chính quyền về tay người cộng sản, nhưng phải nhìn vào thực tế của đất nước, nhìn vào hạnh phúc của nhân dân mà phấn đấu. Thật ra từ năm 1975 đến nay, những người cầm quyền chỉ chăm chú vào quyền lợi của đảng cộng sản cũng như bản thân người cầm quyền, còn người dân vẫn là nô lệ trên đất nước mình. Cái nô lệ ở đây không chỉ nói riêng về kinh tế mà trên các mặt, người dân có quyền nói, biểu hiện chính kiến, cách nhìn của mình, nhưng dưới chế độ cộng sản họ bị nô dịch tất cả các mặt. Về kinh tế thì chính quyền cho cái gì thì dân được cái nấy, như việc hợp tác hóa, rồi sau này các chính sách khác về kinh tế là ngăn sông cấm chợ, cấm buôn bán, cải tạo công thương nghiệp, chỉ để phục vụ một nhóm nhỏ trong chính quyền.
hật ra thì tôi không trả thẻ đảng mà tôi vất thẻ đảng, vì những người làm chủ đất nước hiện nay, thực sự chỉ là tôi tớ cho một số đảng viên cao cấp. Phần lớn người lao động hiện nay xuất thân từ nông thôn hay thành thị, từ trước tới nay bị phân biệt đối xử, về cả kinh tế lẫn mặt chính trị. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản, thay đổi chính trị tại Đông Âu là điều cần phải thay đổi để làm cho đất nước đi lên. Tôi thấy rằng, mục tiêu của chúng ta hiện nay là làm sao cho đại bộ phận người Việt Nam được no ấm.”
Qua những góp ý của các cựu chiến binh của hai miền Nam Bắc thì 35 năm sau khi chiến tranh kết thúc Việt Nam vẫn chưa thực hiện được chủ trương “độc lập, tự do, hạnh phúc” được ghi trên quốc uy của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là mục tiêu do đảng cộng sản đề ra, từ khi lên nắm chánh quyền hồi năm 1945.

35 năm sau khi hòa bình được vãn hồi, mặc dù được Hà Nội đã được kết nạp vào WTO, là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, là chủ tịch luân phiên của ASEAN, nhưng công luận vẫn cho là Việt Nam thiếu tự do, dân chủ, không có tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, không có nhân quyền và nằm trong danh sách những quốc gia có thu nhập thấp kém trên thế giới và trong khu vực Châu Á.

Không có nhận xét nào: