CỘNG SẢN, SÂU BỌ VÀ MA QUÁI ?
Ông Lê xuân Tá, cựu Phó Trưởng Ban Khoa học và Kỹ thuật Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam, trong tờ báo Đối Thọai, số 3, tháng 7 năm 1994, xuất bản ở Californie, Hoa Kỳ, có viết :
« Tôi thường nghĩ : sự ngu muội và thấp hèn tự nó thường không thể gây ra tội ác. Nhưng nếu được trao quyền lực rồi cấy vào đó chất men ghen tỵ và căm thù, thì nó trở thành quỷ nhập tràng. Nó sẽ nhanh chóng ý thức được rằng cái đe dọa quyền và lợi của nó lại chính là trí tuệ, học vấn, văn hóa và văn minh. Rút cục, những thứ này đã bị tấn công và chà đạp bằng một sự căm hờn điên cuồng và man rợ. Có lẽ đây là một thứ độc dược mà chủ nghĩa Cộng sản đã dùng để tiêu diệt hết kẻ thù này đến kẻ thù khác ( cải cách ruộng đất là thế, các đợt thanh trừng của Staline ở Nga là thế, tạo phản của Hồng vệ binh là thế, Khờ Me đỏ là thế… Làm sao coi đó là chuyện cá biệt ngẫu nhiên được ! ) Nhưng rồi may thay, lại chính thứ độc dược đó đã kết tụ lại thành những thứ sỏi mật, sỏi thận,xơ gan cổ chướng trong lục phủ, ngũ tạng của chế độ Cộng sản, làm cho chế độ này không ai đánh cũng tự chết. »
Ông Yakolek, cựu Ủy viên Chính trị trong Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Liên Sô cũng nói :
« Cộng sản là loài sâu bọ. Con mới đẻ nằm lên xác con già . Con già đè lên xác con trẻ. Nhưng trong đó có con khỏe nhất, leo lên chỗ cao nhất. Tuy nhiên, trước khi leo lên được chỗ cao nhất, thì nó đã dẵm lên không biết bao xác con khác. « Chính vì vậy mà có người cho rằng người cộng sản là loại bất thường, xâu bọ và quỉ quái, vì họ bị tiêm nhiễm và chế độ của họ được xây dựng trên lý thuyết bất thường Mác-Lê. Có phải thế không ?
I ) Con người cộng sản là con người bất thường, xâu bọ và quỉ quái
Con người bình thường là con người coi trọng gia đình, kính trọng ông bà, tổ tiên vì là những người sinh ra bố mẹ mình ; có hiếu với bố mẹ, vì bố mẹ sinh ra mình, nuôi nấng dạy dỗ mình ; hòa thuận với anh chị em, vì họ là người cùng sống với mình, chia xẻ khó khăn, ngọt bùi với mình hàng ngày. Xa hơn nữa, người bình thường là người yêu thương quê hương, dất nước và dân tộc, vì quê hương là mảnh đất mà mình đang sống, dân tộc là người mà minh cùng chia xẻ lịch sử thăng trầm, cùng nhau kiến tạo văn hóa, văn minh. Người bình thường tôn trọng tôn giáo, vì tôn giáo là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa, văn minh, một trong những thành tố quan trọng của luân lý và đạo đức.
Trong khi đó, người cộng sản hoàn toàn ngược lại, bất bình thường, chủ trưong phá bỏ gia đình, phá bỏ quốc gia và tôn giáo, trong quan niệm tam vô, ba cái không « vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc », không gia đình, không tôn giáo và không quốc gia. Chính vì vậy mà dưới chế độ cộng sản, chúng ta thấy có cảnh con đấu bố, vợ tố chồng, bạn bè tìm cách sát hại lẫn nhau ; cảnh phá nhà thờ và đình chùa, giết hay bỏ tù những vị linh mục, đại đức, thượng tọa. Người bình thường, vì được giáo dục bởi gia đình, bởi tôn giáo, nên luôn trọng điều phải, không nói dối, làm điều lành, tránh điều dữ, có liêm sỉ, không ăn cướp, ăn dựt của người khác. Ngược lại người cộng sản là người vô liêm sỉ, không biết mắc cở, chỉ biết « tuyên truyền và nó dối, như lời ông Gorbatchev, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên sô : « Tôi đã bỏ hơn nửa cuộc đời đấu tranh cho lý tưởng cộng sản, nhưng ngày hôm nay, tôi rất đau buồn để nói rằng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo. » Người bình thường là người kiếm tiền do khối óc và hai bàn tay của chính mình, gầy dựng gia sản có được là do mồ hôi nước mắt của mình ; trái lại người cộng sản giầu có được là do ăn cướp và ăn cắp của người khác, của dân, đi từ chỗ ăn cướp chính quyền đến chỗ ăn cướp tài sản của dân qua những vụ đánh tư bản, mại sản, đó là lúc đầu, ngày nay thì ăn cắp qua tham nhũng, hối lộ.
Những con người cộng sản bất bình thường này đã trở thành « Quỉ nhập tràng », nói như ông Lê xuân Tá, vì nó đã được « trao quyền lực và được cấy vào chất men ghen tỵ và căm thù ». Thực vậy, nếu chúng ta xét lịch sử cộng sản và những lãnh tụ cộng sản từ xưa tới nay, từ Lénine, Mao trạch Đông, Hồ chí Minh tới Nông đức Mạnh, chúng ta sẽ thấy rõ điều này.
Lénine là một người bất bình thường, vì phải sống một cuộc sống lẩn trốn và lưu vong quá lâu. Con người bất bình thường này lại được trao quyền lực và được cấy vào chất men ghen tỵ và căm thù là lý thuyết của Marx. Cuộc « Cách mạng Tháng Mười năm 1917 », thực ra chỉ là cuộc đảo chính, cướp chính quyền. Lợi dụng tình thế hỗn loạn của cuối Đệ Nhất Thế Chiến (1914-1918) ở xứ Nga, lúc đó Đế quốc Đức đang phải đương đầu với 2 mặt trận : mặt trận đông bắc với Nga và mặt trận tây nam với Pháp, Bộ Tham Mưu Đức muốn dồn lực lương vào mật trận chính phía tây nam với Pháp, Lénine đã đưa ra khẩu hiệu : « Hòa bình bằng bất cứ giá nào « . Chính vì vậy mà Lénine, đang sống lưu vong ở Thụy Sỹ, đã được Bộ Tham Mưu Đức đưa về, rồi giúp đỡ tiền bạc, với sự trợ giúp của Trotsky, đã đảo chính chính quyền của Kérenski, người của đảng Dân Chủ Xã Hội, do dân bầu ra ; và Lénine không những ký hòa ước ngưng chiến với Đức mà còn nhượng đất cho Đức. Nhượng đất để có quyền và giữ quyền là chuyện làm từ thời Lénine. Ngày hôm nay Cộng Sản Việt Nam dâng đất nhượng biển cho Trung Cộng để giữ quyền cũng chỉ là bắt chước Lénine.
Mao trạch Đông là người thù ghét gia đình, nhưng cũng có quyền lực nhờ ở họng súng, theo đúng quan niệm « Chính quyền ở trên đầu súng » của ông ta.
Hồ chí Minh cũng không khác, coi thường gia đình. Theo quyển « Đêm giữa ban ngày « của Vũ thư Hiên, thì Hồ chí Minh muốn lấy bà Nông thị Xuân, nhưng bị Bộ Chính Trị đảng Cộng sản ngăn cấm. Tuy nhiên ông đã có một người con trai với bà này, hiện nay vẩn còn sống, tên là Nguyễn tất Trung, và bà này lúc đang có chửa, bị tay em của họ Hồ là Bộ Trưởng Nội Vụ Trần quốc Hoàn hiếp dâm, rồi đánh bể sọ, vất ra đường phố Hà Nội, định ngụy trang là xe cán chết. Nhưng rồi sự thật vẫn là sự thật, từ từ đưọc phơi bày. Một con người đã dịnh lấy một người phụ nữ làm vợ mình, có con với bà ta và bà ta lại đang mang dạ chửa, thế mà để tay em đánh chết, nhưng vẫn dưng dưng. Đây có phải là một con người hay không hay là loài ác quỉ ? Con người bất bình thường Hồ chí Minh cũng được trao quyền lực và được cấy vào men ghen tỵ, căm thù là lý thuyết Marx. Thật vậy, họ Hồ sống lang bạc kỳ hồ, được Đệ Tam Quốc Tế Cộng sản thâu nhận, rồi được huấn luyện cướp chính quyền ở trường Đông Phương bên Liên Sô. Lợi dụng tình thế sau Đệ Nhị Thế Chiến ( 1939-1945), họ Hồ đã được Đệ Tam Quốc Tế gửi về cướp chính quyền Trần trọng Kim lúc bấy giờ.
Những con người bất bình thường này đã được trao quyền lực và được thấm nhuần lý thuyết bất bình thường của Marx, nên đã trở thành loài quỉ, loài xâu bọ, nói như Yakolex : « Cộng sản là loài xâu bọ, con mới đẻ nằm lên xác con già. Con già đè lên xác con trẻ. Nhưng trong đó có con khỏe nhất, leo lên được chỗ cao. Tuy nhiên, trước khi leo lên được chỗ cao nhất, thì nó đã phải dẵm lên xác không biết bao con khác ». Nếu chúng ta xét những cuộc đấu đá nội bộ cộng sản để cướp quyền, giữ quyền từ xưa tới nay, thì chúng ta sẽ rõ. Staline giết Lénine, theo lời tố cáo của vợ Lénine, rồi giết Trotski để cướp quyền và giữ quyền. Sau đó Béria, Giám Đốc Tình Báo, Bộ Trưởng Nội vụ, người mà có lúc Staline coi như kế vị và định gả con gái cho con trai Béria ; ông này đã thông đồng cùng với Khrouschev giết Staline ; rồi Khrouschev lại giết Béria, để nắm quyền.
Mao trạch Đông giết Lưu thiếu Kỳ, người thứ nhì của đảng cộng sản và được coi như người kế vị lần thứ nhất, sau đo lại giết Lâm Bưu cũng là người được coi là kế vị, để giữ quyền hành.
Hồ chí Minh giết Tạ thu Thâu và « tất cả những ai ngăn cản bước tiến quyền lực của tôỉ », như chính lời ông tuyên bố, theo quyển Hồ chí Minh, mà tác giả là một ký giả Pháp, Jean Lacoutue.
Sở dĩ những con người bất bình thường này đã trở thành quỉ là vì chúng được thấm nhuần lý thuyết bất bình thường của Marx.
I I) Lý thuyết Mác Lê là lý thuyết chủ trương hận thù
1) Lý thuyết của Marx bất bình thường vì chủ trương hận thù, đấu tranh giai cấp, bạo động lịch sử. (1)
Lịch sử được định nghĩa là cuộc sống của một người, một nhóm người, một cộng đồng như một quốc gia hay lớn hơn là toàn thể nhân loại ; là sự ghi chép lại những cuộc sống đó, những biến cố quan trọng. Nếu chúng ta định nghĩa như vậy, thì bình thường cuộc sống của con người, của một cộng đồng là hòa bình chứ đâu phải bạo động, lúc nào cũng chiến tranh. Chiến tranh chỉ là cái gì bất bình thường. Chúng ta có thể lấy lịch sử của 2 quốc gia Pháp và Đức, 2 quốc gia thù nghịch nhau nhất, là nguyên nhân xa gần và cũng là tác nhân chính của 2 cuộc Thế Chiến. Mặc dầu vậy, chiến tranh cũng chỉ là cái gì bất bình thường của 2 quốc gia này. Lịch sử bình thường của họ là không có chiến tranh, mà là hòa bình.
Marx và Engels viết : « Lịch sử của mọi xã hội cho tới ngày hôm nay chỉ là lịch sử của đấu tranh giai cấp. » ( Marx và Engels – Le Manifeste du Parti communiste – trang 19- nhà xuất bản Union générale d’Editions-Pars – 1962) Khi viết câu này vào năm 1947, xuất bản ở bên Anh vào năm 1948, Marx mới có 29, Engels mới có 27 tuổi, vì Marx sinh năm 1818, Engel sinh năm 1820. Hai người có thể biết nhiều về lịch sử Âu châu, về lịch sử Cách mạng Pháp 1789, nhưng chắc chắn không thể biết tất cả lịch sử của những nước khác trên thế giới, vì còn trẻ quá để đọc nhiều, và cũng không đủ chín chắn để suy ngẫm về cuộc đời của chính mình và về lịch sử nói chung. Và ngay dù lịch sử Âu châu cũng không thể đi từ cái nhìn đơn giản hóa lịch sử qua cuộc Cách mạng Pháp 1789, với đấu tranh giai cấp. Thiếu gì cảnh những ông lãnh chúa, hai anh em tranh ngôi vua, mang quân đánh nhau. Đó không phải là lịch sử hả ? Hay 2 anh em, 2 ông lãnh chúa ở giăi cấp khác nhau ?
2) Lý thuyết của Marx bất bình thường vì chủ trương đoạn tuyệt với quá khứ, đoạn tuyệt với tư tưởng cổ truyền
Marx viết : « Từ đó, chế độ cộng sản phá hủy mọi chân lý muôn thửơ ; nó bãi bỏ tôn giáo và đạo đức thay vì cải thiện ; nó đi ngược lại tất cả mọi hình thức phát triển lịch sử trước nó… Cách mạng cộng sản là sự đọan tuyệt tuyệt đối với chế độ tư hữu cổ truyền; không có gì phải ngạc nhiên, nếu trong tiến trình phát triển của nó, cách mạng cộng sản đoạn tuyệt tuyệt đối với những ý tưởng cổ truyền. » ( Sách đã dẫn – trang 44).
Không nói đâu xa, chúng ta chỉ suy ngẫm về đời sống của chính cá nhân chúng ta. Ngày hôm nay, hiện tại, chúng ta đang nói, đang viết, nhưng cái chúng ta nói, chúng ta suy nghĩ, chúng ta viết không phải chỉ là hiện tại, mà liên quan đến quá khứ, là tích tụ cái gì chúng ta đã học được từ bố mẹ chúng ta, từ nhà trường, từ xã hội ; và cái chúng ta đang nói, đang làm sẽ có ảnh hưởng đến tương lai. Đối với một xã hội, một văn hóa, văn minh cũng vậy. Người ta có thể ví đời sống một con người, một xã hội, một văn hóa, văn minh như một cái cây : rể cây là quá khứ, thân cây là hiện tại và cành lá là tương lai. Để cho cây lớn, rễ cây phải ăn xâu vào lòng đất để hút nhựa, thân cây phải to lớn để chuyển nhựa, cành lá phải rườm rà để hút không khí thập phương. Ngày hôm nay người ta ý thức rất rõ là đoạn tuyệt với quá khứ là tiêu hủy văn hóa và văn minh, chẳng khác nào như cắt đứt rễ một cái cây ; bảo tồn văn hóa, văn minh là sáng tạo văn hóa và văn minh. Chủ trương đoạn tuyệt với quá khứ của Marx chính là cắt đứt rễ cây vậy (2). Tất nhiên chúng ta cũng không thể nào lúc nào cũng quay về quá khứ. Những chế độ, văn hóa văn minh quá quay về quá khứ cũng đi đến chỗ tự tiêu diệt. Việc chính là biết quay mạnh về quá khứ, nhưng cũng hướng mạnh về hiện tại và tương lai. Can đảm sửa sai quá khứ và dũng cảm chấp nhận những thách thức của hiện tại. Lịch sử các dân tộc phát triển mạnh đã chứng minh như thế. Dân tộc Nhật bảo tồn văn hóa rất mạnh ; nhưng cũng chấp nhận canh tân rất sớm và rất dữ.
Lý thuyết của Marx quả thật là một lý thuyết bất bình thường, và đã được những con người bất bình thường như Lénine, Mao trạch Đông, Hồ chí Minh v.v… cướp được chính quyền, rồi mang áp dụng nó. Hậu quả là đã đưa đến thảm họa của nhân loại với 100 triệu nạn nhân của những chế độ cộng sản. Những dân tộc Nga Sô, Đông Âu đã can đảm đứng lên đấu tranh để chấm dứt chế độ bất bình thường cộng sản. Dân tộc Việt Nam, Tàu, Bắc Hàn, Cu Ba hãy can đảm đứng lên, noi gương các dân tộc trên, đấu tranh chấm dứt chế độ cộng sản, thì mới có thể trở về bình thường và mới phát triển được.
Paris ngày 11/05/2006
Chu chi Nam
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét