Thứ Hai, 5 tháng 7, 2010

SACH LUOC CAI TRI: NOI BO DANG VIET CONG PHAI DAU DA NHAU DE GAY SO HAI TAP THE

Chủ nghĩa xã hội đưa đất nước đến khốn cùng thì đảng tìm đến cái phao cứu sinh là kinh tế thị trường! Uy tín của đảng khốn cùng thì đảng tìm đến cái phao cứu sinh là tấm gương MA QUAI Hồ Chí Minh. Kinh tế thị trường có thể cứu được đất nước khỏi suy sụp nhưng tấm gương MA QUAI Hồ Chí Minh không cứu được uy tín của đảng vì từ lâu đảng và với những đảng viên tham nhũng rộng khắp như hiện nay thì cuộc học tập tư tưởng đạo đức giả dối Hồ Chí Minh .
Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng. Đảng đã quá quen nghe những lời tung hô, tụng ca. Cấp trên chỉ quen chỉ thị, dạy bảo. Cấp dưới chỉ được vâng dạ chấp hành. Phê bình dau to nhau de gay hiem khich trong đảng chỉ là: Đồngchí còn thiếu sâu sát, tính tình còn nóng nảy, vân vân: TO CAO, DAU TO ! Chỉ dám phê bình cá nhân với những khuyết điểm dễ chấp nhận, vô thưởng vô phạt, không ai dám đả động đến chủ trương, đường lối của đảng! Không ai dám phê bình hành xử của cấp trên de thu toi, chung to su so hai kinh nien cua minh. Nay một đảng viên thường như tôi lại dám phê phán đường lối, hành xử của đảng trung ương VI TOI QUA NGU. Với tư duy xơ cứng, không vận động, không thức tỉnh, không tiếp nhận được hiện thực cuộc sống, chi bộ và đảng uỷ nơi tôi sinh họat không thấy bài viết của tôi là một nỗi niềm đau xót, một phản biện trung thực, một đóng góp xây dựng tuy gay gắt nhưng chân thành, dũng cảm, đúng sự thật, vô cùng cần thiết cho đảng. Trong đảng lại không có dân chủ, chi uỷ, chi bộ và đảng uỷ không thảo luận dân chủ với tôi về những vấn đề tôi nêu ra. Chỉ có một lần hỏi tôi đã gửi bài viết tới đâu rồi ban kiểm tra đảng uỷ độc đoán ra văn bản phê phán tôi, buộc tôi nhận khuyết điểm. Qua việc này tôi càng thấy rõ dân chủ trong đảng vô cùng hình thức, như tình trạng dân chủ trong xã hội ta hiện nay. Đảng viên chỉ được tụng niệm những điều từ trên dội xuống chứ không được suy nghĩ bằng cái đầu của mình. Ba triệu đảng viên nhưng chỉ suy nghĩ bằng mười lăm (15) bộ não không có gì là ưu tú của bộ Chính trị! Đảng viên chỉ được học nghị quyết của Trung ương chứ không được tham gia ý kiến với Trung ương! Kẻ sĩ sinh ra là để nói sự thật, nói lẽ phải, mang hiểu biết ra giúp đời. Nhưng dù là lẽ phải mà ngược với ý đảng thì kẻ sĩ nói ra lẽ phải cũng phải rước lấy tai họa! Đầu những năm sáu mươi thế kỉ hai mươi, đảng có chủ trương di dân miền xuôi lên miền núi phá rừng khai hoang. Tiến sĩ Thái Văn Trừng lên tiếng khuyên can không nên đưa người lên phá rừng đầu nguồn gây sói mòn đất đai, tăng nguy cơ lũ lụt thì vị tiến sĩ uyên bác đầu ngành lâm nghiệp liền được cho ngồi chơi xơi nước đến hết đời! Không còn nữa những bài báo viết về rừng đầy trí tuệ, đầy tâm huyết kí tên Thái Văn Trừng! Đảng thể hiện được sức mạnh quyền uy và càng tự tin nhưng đất nước thiệt thòi, nhân dân thiệt thòi!

Đảng đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích dân tộc, coi sự tồn tại của đảng cao hơn sự tồn tại của dân tộc thì đảng viên có chức quyền cũng đặt lợi ích của cá nhân họ, gia đình họ lên trên lợi ích của đảng. Họ dùng chức quyền để mưu cầu lợi ích cho cá nhân họ, gia đình họ trước đã. Vì thế những tiêu cực, bê bối, lình xình tràn lan khắp nơi. Tiêu cực ở khắp nơi, ở mọi cấp nên việc xử lí vụ tiêu cực nào cũng dây dưa kéo dài và không vụ tiêu cực nào được xử lí đến nơi đến chốn. Trong tình hình ấy, đảng lấy tiền thuế của dân để có kinh phí rầm rộ tổ chức học tập tư tưởng giả dối HCM suốt nhiều năm. In tranh ảnh, vẽ affiche, khẩu hiệu, xuất bản sách số lượng lớn. Họp hành, hội thảo liên miên. Sơ kết, tổng kết, tuyên dương, khen thưởng... Những việc đó đều phải tiêu tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân nhưng chỉ là những việc hình thức, phù phiếm, giả dối! Thật mỉa mai khi Bí thư tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn được ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động học tập đạo đức giả dốigiả dốigiả dối tuyên đương là cá nhân tiêu biểu xuất sắc về học tập đạo đức giả dối HCM thì nhiều trang mạng liền đăng lại những vụ tai tiếng xảy ra chưa lâu của Bí thư Hồ Xuân Mãn, trong đó có vụ cá nhân tiêu biểu xuất sắc về học tập đạo đức giả dối đã từng bị một cô tiếp viên nhà hàng tát vào mặt giữa bàn nhậu ở ngay mảnh đất cố đô Huế nơi ông trị nhậm! Cố tỏ ra cụôc vận động học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chó kết quả thiết thực, cụ thể thì lại càng lộ ra sự giả dối đau lòng!

Thấy rõ cuộc vận động rầm rộ, ồn ào này chỉ mang tính hình thức, không thật lòng, lại quá tốn kém tiền bạc của dân, tôi tham gia góp ý với đảng thì bị phê phán, bị buộc kiểm điểm nhận khuyết điểm! Sự trung thực, thẳng thắn thì không thể là khuyết điểm! Đảng không chấp nhận sự trung thực của tôi, không chấp nhận sự đóng góp chân thành của tôi thì tôi đành ra khỏi đảng để lòng trung thực không bị tổn thương, để tôi được yêu nước bằng trái tim của tôi và được suy nghĩ bằng cái đầu của tôi. Tôi đưa cho tổ chức đảng Thông báo từ bỏ đảng tịch đảng viên Cộng sản là tôi đã tự khai trừ tôi ra khỏi đảng.

Khi tôi đưa cho tổ chức đảng bài viết “Ăn mày dĩ vãng”… phân tích thấu đáo việc làm không thật lòng của đảng là tôi ở vị trí đảng viên đóng góp với đảng, một việc làm bình thường và cần thiết. Lúc đó tôi rất chờ những cuộc gặp với tổ chức đảng để nhìn nhận sự việc. Nhưng không có nếp sinh họat dân chủ trong đảng, đảng viên và tổ chức đảng cơ sở lại không có tư duy độc lập. Với họ, phàm là đảng cấp trên thì phải đúng! Cấp trung ương càng không thể sai! Tôi phê phán đảng cấp cao nhất là tôi không còn trung thành với đảng nữa. Tổ chức đảng không cần gặp tôi, lẳng lặng viết kết luận buộc tội tôi rồi gọi tôi đến nghe một bản luận tội nặng nề đầy áp đặt! Nhưng khi tôi đưa cho tổ chức đảng Thông báo từ bỏ đảng là tôi đã không còn là đảng viên nữa, mọi cuộc gặp của tôi với tổ chức đảng không còn cần thiết nữa, lúc đó tổ chức đảng lại nhiều lần mời tôi đến gặp! Một lề lối làm việc vừa thiếu dân chủ, vừa quá quan cách, nhiêu khê, hành chính. Và sự nhiêu khê hành chính ấy đã cho ra đời Quyết định khai trừ đảng đối với tôi sau khi tôi đã tự rút ra khỏi đảng hơn năm tháng trời!

Dù tôi đã ra khỏi đảng nhưng đảng vẫn giành cho đảng quyền khai trừ tôi. Nhận cái văn bản thể hiện cái quyền của đảng, trong tôi chợt có suy nghĩ xót xa về đảng: Đây là cái sai khai trừ cái đúng, cái giả dối khai trừ cái trung thực, cái vô cảm khai trừ cái mẫn cảm và những rôbốt khai trừ con người! Khi một con người, một tổ chức đang tha hoá thì sự khai trừ này diễn ra trong chính con người đó, tổ chức đó!

Còn nghĩ xót xa về đảng như vậy là tôi còn đau đáu với đảng lắm! Vì đảng đã là toàn bộ quãng đời làm việc, chiến đấu và cống hiến hết mình của tôi. Tôi viết những dòng này cũng là vì đảng, hoàn toàn không phải vì tôi.

Xin cảm ơn.


Phạm Đình Trọng
Nguồn: Blog Sóng Ý Thức

CONG SAN LA DUNG MOT NHOM BAO LUC DE CUONG DOAT VA GIET MOT NHOM KHAC YEU THE HON

Lời cuối với Đảng
Phạm Đình Trọng
“…Đảng đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích dân tộc, coi sự tồn tại của đảng cao hơn sự tồn tại của dân tộc thì đảng viên có chức quyền cũng đặt lợi ích của cá nhân họ, gia đình họ lên trên lợi ích của đảng. Họ dùng chức quyền để mưu cầu lợi ích cho cá nhân họ, gia đình họ trước đã…”

Thành phố Hồ ngày 27 tháng 4 năm 2010
gửi: NGUYỄN THỊ KIM HOÀNG, Bí thư quận uỷ Tân Bình, TPHCM

Đồng gửi:
NGUYỄN VĂN ĐUA, Phó Bí thư thành uỷ TPHCM

TÔ HUY RỨA, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương
Thứ hai ngày 23.11.2009, tôi đưa Thông báo từ bỏ đảng tịch đảng viên Cộng sản cho chi bộ. Hơn năm tháng sau, sáng ngày 26.04.2010, bí thư chi bộ Đặng Văn Quý thuộc đảng uỷ phường 15, quận Tân Bình, tpHCM đến nhà tôi giao quyết định khai trừ đảng đối với tôi. Quyết định do phó bí thư thường trực quận uỷ quận Tân Bình, tpHCM kí. Trong biên bản giao quyết định có phần dành cho người nhận quyết định ghi ý kiến. Tôi rất muốn có một số ý kiến nhưng vì tôi vừa có khách đến đang ngồi đợi, tôi đề nghị cho giữ lại biên bản để viết ý kiến rồi gửi lại bí thư Quý sau. Bí thư Quý nói rằng phải nộp biên bản cho đảng uỷ ngay. Tôi đành kí biên bản mà chưa kịp ghi ý kiến. Nay tôi có một số ý kiến về quyết định khai trừ đảng của quận uỷ Tân Bình đối với tôi. Để ngắn gọn, tôi sẽ không đề cập đến lí luận.

Chủ nghĩa Mác Lê nin là một lầm lẫn vĩ đại, khủng khiếp nhất trong lịch sử tư tưởng triết học loài người, đã đẩy loài người vào thảm họa lớn kéo dài gần suốt thế kỉ hai mươi, làm cho thế kỉ hai mươi trở thành thế kỉ đẫm máu nhất của lịch sử loài người. Tất cả những nước theo chủ nghĩa Mác Lê nin đều phải nhận những thảm họa vô cùng to lớn, dẫn đến cái chết thảm khốc của hơn một trăm triệu người!

Chủ nghĩa Mác Lê nin với học thuyết chuyên chính vô sản bạo liệt đã đưa đến cho nhân dân Việt Nam những thảm họa cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm, xét lại chống đảng, cải tạo công thương nghiệp . . .

Chủ nghĩa Mác Lê nin với học thuyết chuyên chính vô sản bạo liệt đã xây dựng, hình thành lên bộ máy công cụ bạo lực đứng trên pháp luật, trấn áp, tước đoạt những quyền dân chủ cơ bản của người dân. Quyền ứng cử, bầu cử chỉ là hình thức. Người dân không được bộc lộ chính kiến khác với chính thống vì thế báo chí tư nhân không được phép tồn tại!

Chủ nghĩa Mác Lê nin với học thuyết chuyên chính vô sản bạo liệt, tư hữu tư liệu sản xuất bị xoá bỏ, quyền sản xuất kinh doanh cá thể, quyền tự do hoạt động mưu sinh chính đáng không được chấp nhận. Xã hội không còn bóng dáng người chủ thực sự. Kinh tế tập thể sản xuất xã hội chủ nghĩa đã biến cả xã hội thành những người làm thuê vô trách nhiệm, đẩy xã hội xuống đáy vực thẳm nghèo đói và bế tắc những năm tám mươi thế kỉ trước.

Ở bước đường cùng chủ nghĩa xã hội, buộc phải tìm lối thoát duy nhất là từ bỏ những nguyên lí hão huyền, sai lầm của chủ nghĩa Mác Lê nin, trở lại kinh tế thị trường tư bản, trả lại quyền tư hữu cho người dân, trả lại tư thế làm chủ cá thể cho những người biết sản xuất kinh doanh, biết làm cho đồng tiền sinh lời để họ trở thành động lực thúc đẩy cả nền kinh tế xã hội phát triển. Nhờ thế Việt Nam đã thoát khỏi vực thẳm, mở ra thời kì phát triển mới.

Chủ nghĩa Mác Lê nin, về lí luận đã được nhiều nhà tư tưởng hiện đại cả trên thế giới và Việt Nam chỉ ra những sai lầm, ấu trĩ, huyễn hoặc, về thực tiễn đã được cuộc sống thực trên phạm vi cả thế giới và thực tế Việt Nam chứng minh là thảm họa, bế tắc. Để tránh khỏi sụp đổ, Việt Nam đã thực sự chia tay chủ nghĩa Mác Lê nin, chia tay chế độ công hữu tư liệu sản xuất, nguyên lí cơ bản quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác Lê nin, trở về với tư hữu tư liệu sản xuất, trở về với dòng chảy tiến hoá tự nhiên của xã hội loài người là mọi cá thể được tự do mưu sinh lương thiện làm ra của cải xã hội, tạo ra kinh tế thị trường.

Nếu thẳng thắn công khai thừa nhận sự giã từ chủ nghĩa Mác Lê nin thì đảng Cộng sản, con đẻ của chủ nghĩa Mác Lê nin, không còn chỗ đứng, không còn vị thế độc tôn trong xã hội phi Mác xít. Vì thế, trong thực tế đời sống, đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn giã từ chủ nghĩa Mác Lê nin nhưng vẫn duy trì một xã hội Mác xít để duy trì chỗ đứng, duy trì vị thế độc tôn cho đảng Cộng sản, trong khẩu khí vẫn phải hùng hồn tuyên bố tiếp tục đi theo chủ nghĩa Mác Lê nin và trong đường lối kinh tế phải thòng thêm cái đuôi xã hội chủ nghĩa: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa! Thế là sự nguỵ trang đã hoàn hảo! Cả hệ thống tuyên truyền đông đảo, hùng hậu cứ việc tấu lên bài ca: Chủ nghĩa Mác Lê nin mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho chúng ta! Chủ nghĩa xã hội tươi đẹp là ước mơ ngàn đời của dân tộc ta! Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sáng tạo vĩ đại của đảng ta!

Nào, xin hãy nhận dạng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để xem thực chất mô hình đó là gì và vì sao có mô hình đó.

Kinh tế thị trường và xã hội chủ nghĩa, một loại hình kinh tế và một loại hình xã hội. Mỗi loại hình đều có mặt tốt, mặt xấu, mặt hay, mặt dở, đều có phần nhân văn và phần tàn bạo, có phần vì con người lại có phần chống con người! Nếu loại bỏ cái xấu, kết hợp những cái tốt của hai loại hình này lại để tạo ra mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì thật hồng phúc cho nhân dân Việt Nam. Nhưng thực tế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại là sự kết hợp ngược lại, sự kết hợp của những cái xấu!

Chủ nghĩa xã hội có hai bộ mặt, tốt và xấu, nhân văn và tàn bạo đối lập nhau rất rõ. Chủ nghĩa xã hội là một mô hình áp đặt, cưỡng bức, trái tự nhiên. Để áp đặt và duy trì được mô hình trái tự nhiên đó, chủ nghĩa xã hội phải xây dựng một hệ thống công cụ bạo lực đông đảo, mạnh mẽ và vô cùng hà khắc, bạo liệt, được lí luận về đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác Lê nin gọi là bạo lực chuyên chính vô sản. Bộ máy bạo lực chuyên chính vô sản không biết đến pháp luật, chỉ biết có đảng, thẳng tay trấn áp mọi tư tưởng, mọi tiếng nói khác biệt với đảng, tước đoạt những quyền dân chủ cơ bản của một xã hội văn minh, tạo ra một không khí căng thẳng không bình thường trong xã hội, là nỗi đe dọa thường trực với trí thức, với các hoạt động văn hoá tư tưởng! Nhưng chủ nghĩa xã hội còn có bộ mặt vô cùng đẹp đẽ, hấp dẫn, mang tính nhân văn cao cả. Đó là chính sách phúc lợi xã hội chủ nghĩa. Giáo dục, y tế miễn phí là một nét son rực rỡ, là một giá trị nhân văn mà chủ nghĩa xã hội để lại trong lịch sử và ngày nay vẫn đang là niềm tự hào chính đáng của nhà nước Cuba xã hội chủ nghĩa.

Nền sản xuất công nghiệp ra đời tạo ra hai thành quả. Thành quả sản phẩm hàng hoá dồi dào dẫn đến xuất hiện kinh tế thị trường. Thành quả văn hoá tinh thần tạo ra nền dân chủ tư sản. Nền dân chủ tư sản đã pháp luật hoá quyền con người, quyền công dân, đã giải phóng tư tưởng, giải phóng sức lao động sáng tạo vô tận của lực lượng sản xuất. Kinh tế thị trường đòi hỏi và đặt ra những yêu cầu với những tài năng, trí tuệ. Trí thức được giải phóng tư tưởng, được đặt vào vị trí đi đầu trong lực lượng sản xuất, thành quả lao động trí tuệ được định giá xứng đáng dẫn đến sự nở rộ phát minh, sáng chế khoa học kĩ thuật, liên tiếp bùng nổ những cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đưa xã hội loài người lên những bước phát triển huy hoàng. Đấy là bộ mặt sáng láng, rực rỡ của kinh tế thị trường. Nhưng kinh tế thị trường ở buổi ban đầu của xã hội tư bản hoang dã đã tạo ra một xã hội nháo nhào chụp giật, tàn bạo tranh cướp trong vòng quay hối hả tìm kiếm lợi nhuận. Đồng tiền trở thành chúa tể cuộc sống. Quan hệ con người với con người được Mác gọi là quan hệ “lạnh lùng trả tiền ngay”! Đấy là bộ mặt khác của kinh tế thị trường, bộ mặt tàn bạo ghê tởm!

Vậy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã chọn lọc những gì từ hình thái kinh tế và hình thái xã hội trên? Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên không thể chấp nhận tinh hoa của nền dân chủ tư sản. Cũng không có giáo dục, y tế miễn phí. Đi học từ mẫu giáo đã phải đóng tiền. Những năm học tiếp theo số tiền cha mẹ phải chi cho con đi học càng ngày càng chồng chất. Kinh tế thị trường hoang dã ngang nhiên hoành hành trong giáo dục và y tế. Ngành giáo dục làm tiền học trò đã trở thành vấn nạn xã hội nhức nhối từ nhiều năm nay. Ốm đau vào bệnh viện phải trả đủ các loại tiền! Từ quyển sổ khám bệnh mỏng tang cũng phải mua giá cao. Nhiều người bệnh nghèo đành nằm nhà đợi chết vì không có tiền vào bệnh viện! Thế là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ còn là sự kết hợp của “lạnh lùng trả tiền ngay” với bạo lực chuyên chính vô sản mà thôi!

Chủ nghĩa xã hội đến bước đường cùng phải cầu cứu đến kinh tế thị trường để tìm lối thoát. Nhưng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là lối thoát cho đảng Cộng sản mà thôi!

Thế giới đã qua thời kinh tế thị trường hoang dã. Nhân dân và đất nước ta cần một nền kinh tế thị trường văn minh như đang có ở tất cả các nước văn minh, một nền kinh tế thị trường có kỉ cương pháp luật, lành mạnh, bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các chủ thể kinh doanh, không bị phân biệt đối xử.

Những lựa chọn, những quyết định không vì lợi ích của dân tộc, của đất nước mà chỉ vì lợi ích của đảng, chỉ vì sự tồn tại của đảng! Sự tha hoá, tham nhũng tràn lan của đội ngũ cán bộ đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam nhưng cuộc sống của cán bộ lãnh đạo đảng cách biệt quá xa, cách biệt một trời một vực với cuộc sống nghèo khổ thiếu thốn của số đông công nhân và nhân dân lao động. Cái đức vì nước vì dân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, cái đức cần phải có ở người lãnh đạo đã không có! Nhận chức trước hết là nhận tiêu chuẩn, chế độ, nhận quyền lợi, bổng lộc do chức mang lại đã! Sau đó sẽ dùng quyền của chức để kiếm chác dài dài! Các quan của đảng chiếm đất của dân xảy ra ở khắp nơi là một trong những sự kiếm chác đó! Trong khi Tổng thống, Thủ tướng nhiều nước công nghiệp tư bản giàu có trên thế giới đều dùng phương tiện đi lại chung với dân. Nếu có dùng phương tiện riêng do công quĩ trang bị cũng chỉ dùng phương tiện tầm tầm như của dân để gần dân, hòa vào với dân. Nước ta là nước Cộng sản, lại còn quá nghèo nhưng lãnh đạo từ cấp tỉnh đều phải có xe riêng mua sắm bằng tiền thuế của dân. Có tiêu chuẩn được mua xe riêng nên họ đua nhau lấy tiền thuế của dân mua xe đắt tiền! Lãnh đạo cấp cao ra đường thì tiền hô hậu ủng, xe cảnh sát hộ tống trước sau, còi rú như cháy nhà, huyên náo suốt chặng đường. Dân chúng hốt hoảng, ngơ ngác vội dạt ra bên đường! Sự đi lại của dân phải ngưng lại cho quan lớn của đảng đi! Một cảnh tượng rất chướng mắt và lạc lõng. Rời khỏi những cuộc họp triền miên, rời khỏi căn phòng máy lạnh kín mít, ra với nhân dân tất bật lo toan, ra với cuộc sống bề bộn, vật vã mà ra như thế thì nào thấy gì? Thế là chỉ còn tiếp xúc với cuộc sống gay gắt, sôi động của đất nước bằng những báo cáo láo, làm sao thấy được cuộc sống thật của dân để đồng cảm, chia sẻ với dân? Chính những tiêu chuẩn chế độ, những qui định đầy đặc quyền đặc lợi lỗi thời của đảng đã làm hỏng cán bộ của đảng! Người dân nhìn cán bộ đảng không thấy người Cộng sản của giai cấp công nhân đâu cả, chỉ thấy lù lù những bậc đế vương vênh vang, mãn nguyện, những ông quan phong kiến hợm hĩnh chỉ biết bòn rút của công và bóp nặn dân! Uy tín của đảng xuống thấp chưa từng có!

TAI SAO QUAN DOI NHAN DAN VIET NAM LAI DI GIET NGUOI VIET NAM MA THOI?

“Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm”:
Sự thức tỉnh muộn màng
Phạm Đình Trọng
“…Thật đau xót cho thời cuồng tín, mê muội, người Việt say sưa giết người Việt! Đau xót về một thời bi kịch của dân tộc để phải thức tỉnh về nhận thức…”
Viết về cuộc chiến tranh đã lùi xa hơn ba mươi năm đòi hỏi phải có cái nhìn công bằng, khách quan, lý trí, thoát khỏi thân phận công cụ tuyên truyền. Nhà thơ Nguyễn Thái Sơn đã có được cái nhìn đó trong trường ca “Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm”, tập trường ca vừa được Nhà xuất bản Văn Học phát hành cuối năm 2009.

Những năm sáu mươi, bảy mươi thế kỷ hai mươi, hầu hết đàn ông Việt Nam đã trưởng thành đều mặc áo lính của cả hai bên chiến tuyến, đều là lính của hai đội quân đang đối đầu tiêu diệt nhau, lính Quân đội Việt Nam Cộng hòa và lính Quân đội Nhân dân Việt Nam khi còn ở miền Bắc, lính quân giải phóng khi vào chiến đấu ở miền Nam. Không là lính, họ là đồng bào, nhiều người còn là họ hàng, anh em ruột thịt. Nhưng chiến tranh hút họ vào lính, đẩy họ thành kẻ thù đối kháng của nhau:
“Bộ đội nghĩa vụ quân sự
Chọi nhau với lính quân dịch Cộng hòa!”



Bộ đội Quân đội Nhân Dân Việt Nam Lính Quân đội Việt Nam Cộng Hòa

Những học trò vừa tốt nghiệp trung học, những sinh viên đang học dở đại học bị động viên vào lính cầm súng ra trận. Những người lính có chữ đó, nhiều người có năng khiếu văn chương và tâm hồn nhạy cảm đã cầm bút viết về cuộc chiến, viết về thân phận con người, thân phận quê hương đất nước trong chiến tranh và họ đã làm nên đội ngũ nhà văn, nhà thơ quân đội của cuộc chiến tranh đó. Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo, Trần Mạnh Hảo, Văn Lê, Thái Thăng Long, Chu Lai, Thái Bá Lợi, Trần Nhương, Nguyễn Thái Sơn… Họ đều là bầu bạn thân thiết cùng thế hệ với tôi và tôi đã đọc đầy đủ trường ca của họ viết về cuộc chiến tranh mà chúng tôi là người lính ngoài mặt trận. Phải đến trường ca “Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm” thì cuộc chiến tranh vẫn được gọi là chống Mỹ cứu nước mới được nhận ra bản chất thực là cuộc nội chiến tương tàn, là bi kịch lớn của dân tộc Việt Nam, là sự tái diễn thảm cảnh đau thương người Việt giết người Việt đã từng xảy ra ở thời những vương triều suy vong:
“Lính họ Trịnh Đàng Ngoài
Đánh lính họ Nguyễn Đàng Trong
Lính Tây Sơn Nguyễn Huệ
Chém giết lính Nguyễn Ánh Gia Long”.
Thời công nghiệp, điện tử, chiến tranh không còn chỉ là động tác của cơ bắp chém, đánh như thời Trịnh, Nguyễn, thời Tây Sơn nữa mà là ấn nút, nhấn cò, động tác nhẹ nhàng cuối cùng sau chuỗi những thu nạp dữ liệu, phân tích, tính toán điện tử:
”Lọat hỏa tiễn rời bệ phóng
Nổ tung trong căn hầm bên trại giặc chen chúc người”.



… ấn nút, nhấn cò, động tác nhẹ nhàng và… hủy diệt, chết chóc của động tác nhẹ nhàng ấy

Hiệu quả hủy diệt, chết chóc của động tác nhẹ nhàng ấn nút ấy không còn tính bằng hàng đơn vị mà phải tính bằng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn nhân mạng:
“Người Việt miền Bắc
Người Việt miền Nam
Mỗi ngày
Bao nhiêu bom đạn
Mấy ngàn người chết!”
Trước đó, trường ca viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Thanh Thảo… chỉ mới soi rọi vào góc khuất trong đời sống tâm hồn tình cảm của người lính, người mẹ, người vợ, mới khám phá những hoàn cảnh nghiệt ngã, những tâm thế chênh vênh của con người cá thể trong xoáy lốc chiến tranh:
“Vắng anh, chị bị thừa ra
Trong giỗ tết họ hàng nội ngoại
(Hữu Thỉnh – Trường ca “Đường tới thành phố”)
Thử thách với người chồng ngoài mặt trận là bom đạn, còn thử thách với người vợ ở quê lại chính là nhan sắc của chị:
“Hai mươi năm chị tôi đi đò đầy
Cứ sợ đắm vì chị còn nhan sắc!”
(Hữu Thỉnh – Trường ca “Đường tới thành phố”)
Trường ca “Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh mang rõ dấu ấn của ngòi bút tài hoa và bộc lộ tấm lòng hồn hậu nhân văn của người viết và sự hồn hậu nhân văn ấy dành cho những thân phận cá thể. “Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm” của Nguyễn Thái Sơn là nỗi bận tâm, nỗi đau đáu cho số phận dân tộc bị xô đẩy vào cuộc nội chiến thảm khốc, lâu dài!

Vì mối quan tâm là số phận cả dân tộc, “Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm” không có nhân vật cụ thể mà chỉ có hai nhân vật ước lệ: Người đàn ông ra trận và người đàn bà ở lại làng quê. Hai nhân vật ấy như hai cá thể ước lệ cho thủy tổ loài người, ông Adam và bà Eva, như hai ông bà ước lệ cho tổ tiên dân tộc Việt Nam, ông Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Những tâm trạng sâu kín, những tình cảnh quẫn bách được nhắc đến trong trường ca là cuộc sống không bình thường, trái tự nhiên mà người đàn ông và đàn bà ước lệ phải chịu đựng do họ phải sống thiếu nhau vì chiến tranh. Người đàn ông ngoài mặt trận không phải chỉ khổ vì nằm gai nếm mật, sốt rét, bom đạn mà còn khổ vì:
“Chúng tôi
Những người lính đàn ông con trai
Mười chín, ba mươi tuổi
… Chúng tôi không e ngại bất kể điều gì
Chỉ khổ vì dư thừa năng lực đàn ông!”
Nỗi khổ của người đàn bà ở làng quê vắng bóng đàn ông càng âm ỉ thiêu đốt:
“Những người đàn bà khao khát tình yêu
Da thịt có gai, có lửa
… Những người đàn bà sung mãn
Đêm uống “nước sông”
Ngày ăn “cơm nhạt”!”
Khao khát mà chỉ có “nước lã”, “cơm nhạt”, chỉ có cuộc sống chay tịnh! Họ phải khỏa lấp sự trống vắng, thiếu thốn, xả nỗi khát khao vào những công việc bất thường, nặng nhọc:
“Gánh nước nửa đêm tưới đầm vườn nhãn
Xay vài thúng thóc
Giã nửa nong ngô!”
Bom đạn khốc liệt! Cái chết đến từng phút từng giây:
“Không ai từ cõi sinh chìm vào cõi tử
Dễ như người lính
Nhanh như người lính
Nhiều như người lính
Đương nhiên, mặc nhiên, tất nhiên, hồn nhiên như người lính!”



chúng tôi. . . tụ tán trên tàn cây ngọn cỏ
(giày của anh bộ đội QNDVN) chúng tôi. . . ẩn trong giọt sương,
tiêu dao trên ngọn sóng!
(giày của anh lính VNCH)


Chết chóc như thế nên người đàn ông trở thành hồn ma cũng là lẽ đương nhiên:
“Chúng tôi sống bình thường rồi chết
Chưa xấu cũng chưa kịp tốt
Không thành ma quỉ, chẳng hóa thánh thần
Không phải xuống địa ngục
Không được lên Thiên Đàng
Tụ tán trên tàn cây ngọn cỏ
Ẩn trong giọt sương, tiêu dao trên ngọn sóng!”
Người đàn bà lấy chồng ở với chồng được hai đêm:
“Mười chín năm con gái
Làm đàn bà hai đêm!”
Người đàn ông thành hồn ma rồi thì người đàn bà đành sống cô quả:
“Có chồng hai đêm
Chị chỉ là người đàn bà tập sự
Mười năm
Mười lăm năm
Hai mươi mốt năm
Vẫn chỉ sống như thời con gái!”
Cuộc nội chiến đau lòng như vậy thì đâu có gì để ồn ào khoe khoang, để lỉnh kỉnh huân chương, xênh xang mũ áo phô trương nhỉ?

Người lính miền Bắc mang súng AK, nói tiếng Việt. Người lính miền Nam mang súng AR15, cũng nói tiếng Việt. Hai người lính cùng một tiếng mẹ đẻ Việt Nam mà tìm mọi cách tiêu diệt nhau, mang cái chết đến cho nhau. Cái chết đến từ khẩu AR15:



Súng AR-15 – Made in USA Súng AK – Made in China

“Chùm đạn AR15 bắn gần khoan vào trán
Găm giữa ngực
Những người lính đội mũ tai bèo đổ gục!”
Cái chết đến từ khẩu AK:
“Tốp lính Sài Gòn lò dò đặt chân lên sườn đồi
Hứng trọn những lọat đạn AK vào đầu, vào ngực!”
Người giết và người bị giết đều là người Việt:
“Người Việt thắng trận huy hoàng
Bại trận
Cũng là người Việt!”
Người bị giết dù ở phía nào thì người Mẹ Việt Nam vẫn phải nhận lấy nỗi đau chết chóc:
“Năm Nhâm Tý – bảy hai
Máu binh sĩ Sài Gòn
Máu quân giải phóng
Đỏ sông Thạch Hãn
Ướt sũng gạch vụn Cổ Thành!”
Thật đau xót cho thời cuồng tín, mê muội, người Việt say sưa giết người Việt! Đau xót về một thời bi kịch của dân tộc để phải thức tỉnh về nhận thức.

“Chiến tranh – Chín khúc tưởng niệm” là sự thức tỉnh đó. Sự thức tỉnh cần thiết mà muộn màng!
Phạm Đình Trọng